Uống trà mỗi ngày có tốt hay không nên uống bao nhiêu trà mỗi ngày
Nếu bạn có thói quen uống một tách trà trong khi đọc sách báo, thì bạn đang dưỡng sinh cho các bộ phận trong thân thể của mình đấy. Trà không đường rất giàu chất chống ô xi hoá, giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính và có thể chữa lành các tế bào trong cơ thể. Trà được chế biến từ cây Camellia sisensis, có chứa catechins và đặc biệt là epigallocaechin gallate (EGCG) là những chất chống oxi hoá mạnh, nó giúp loại bỏ các gốc tự do trong thân thể và giảm các triệu chứng viêm nhiễm.
Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Các chất chống oxy hoá và các hợp chất khác trong trà có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Bác sỹ Uma Naidoo, Giám đốc khoa Tâm lý Dinh dưỡng và Lối sống, bệnh viện Đa khoa Massachusetts và Khoa Y đại học Harvard cho biết; “ những lợi ích chống ung thư da, tuyến tiền liệt, phổi và ung thư vú được tìm thấy ở trong trà, hơn nữa các loại trà khác nhau cũng có tác dụng chống các loại ung thư khác nhau, trà có thể được coi là một cách đơn giản để ngăn ngừa ung thư.”
Làn da khoẻ mạnh
Việc uống trà đen thường xuyên có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ ung thư da. Thật thú vị là cách bạn pha trà sẽ tạo nên khác biệt rất lớn. “Trà nóng rất hữu ích cho các biểu mô ở da, có nhiều lợi ích hơn trà đá và trà đun kỹ”
Giảm nguy cơ mắc tiểu đường
Uống trà đen mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 vì hoạt chất trong trà sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu sau các bữa ăn. Theo một nghiên cứu của tạp chí Dinh Dưỡng và Sức khỏe Châu Á Thái Bình Dương thì trà đen có thể làm giảm lượng đường trong máu sau khi ăn các loại đồ ăn có chứa đường.
Hàm Răng Chắc Khỏe
Nhâm nhi trà hàng ngày có thể khiến răng bạn ố vàng đi một chút nhưng cũng rất đáng. Theo một nghiên cứu của Tạp chí các bệnh về Răng Hàm Mặt, trà xanh có tác dụng kháng khuẩn và có thể giảm vi khuẩn hình thành trong khoang miệng. Uống trà hàng ngày cũng có thể giúp giảm bệnh sâu răng.
Trái tim khoẻ mạnh
Đặc tính chống viêm của trà có thể giúp mạch máu của bạn được thư giãn và sạch sẽ, giảm áp lực lên trái tim. Tiến sĩ Kouri nói: “Catechins làm giảm viêm nhiễm do đó ức chế hình thành các mảng bám trong động mạch chủ”. Còn tiến sĩ Naidoo khuyên nên uống 3 tách trà đen mỗi ngày để nuôi dưỡng trái tim khoẻ mạnh.
Giảm nguy cơ mắc Alzheimer
Chỉ riêng nghĩ về việc người thân yêu hoặc chính bạn mắc bệnh Alzheimer thôi đã thấy thật đáng sợ rồi. Nên việc nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo sớm và làm những gì có thể ngăn chặn nó là việc rất quan trọng. Tiến sĩ Naidoo cho biết, trà xanh có thể giúp bạn tăng cường sức đề kháng chống lại căng thẳng và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Chất polyphenols trong trà sẽ bảo vệ tế bào khỏi sự phá huỷ.”
Cải thiện giấc ngủ
Nếu bạn trằn trọc cả đêm khó ngủ, hãy thử một tách trà thảo mộc từ vùng Đông Á có thể giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ. Trong một nghiên cứu về Y học kết hợp, uống trà thảo mộc có thể cải thiện giấc ngủ đối với người mất ngủ nhẹ.
Tăng khả năng tập trung
Chất caffein trong trà có thể cải thiện sự tập trung và giúp bạn tỉnh táo hơn. Tiến sĩ Naidoo cho biết: “Thianine là một loại amino acid hầu như chỉ có trong trà (và trong một loại nấm tên là Bay bolete) có thể giúp cải thiện sự chú ý bằng cách tạo cho não bộ một sự thư giãn, nhưng lại tăng khả năng tập trung. Nếu bạn cảm thấy khó tập trung, hãy thử uống một ly trà ấm trước khi đến giờ làm việc.”
Tăng cường sự trao đổi chất
Bạn có thể tăng cường sự trao đổi chất từ thực phẩm trong nhà bếp. Tiến sĩ Kouri cho biết, chất cafein trong trà có khả năng cải thiện tinh thần cũng như tăng khả năng trao đổi chất và đốt cháy chất béo (có thể tăng hơn 100 calories mỗi ngày). Chỉ cần bạn không sử dụng quá nhiều. Một tách trà xanh chứa khoảng 40 miligrams caffein, và bạn không nên dùng nhiều hơn 300-400 milligram mỗi ngày tức là tương đương với khoảng 10 tách trà. Tuy vậy trà cũng có những mặt trái của nó. Bạn hãy cân nhắc khi sử dụng nhé.
Giảm sự hấp thụ sắt
Chất catechins trong trà có thể làm giảm khả năng hấp thu chất sắt trong cơ thể. Tức là ngay cả khi bạn ăn đủ thực phẩm chứa sắt nhưng có thể cơ thể bạn sẽ không hấp thụ đủ và có thể bị thiếu sắt. Tiến sĩ Kouri nói: “Với người khoẻ mạnh thì không thành vấn đề nhưng nếu bạn là người thiếu máu và thiếu sắt không nên uống nhiều trà xanh”. Đối tượng không nên uống nhiều trà là phụ nữ mang thai, trẻ em và bất kỳ ai từng có tiền sử bệnh thận.
Tăng nguy cơ bị chảy máu
Uống nhiều trà có thể khiến bạn mắc nguy cơ chảy máu cao hơn khi bị đứt tay chân hoặc bầm tím ( do vỡ mạch máu dưới da). Tiến sĩ Michelle Lee, bác sỹ khoa phẫu thuật thẩm mỹ ở Beverly Hill, Calìfornia cho biết: “ Trà có thể khiến bạn dễ bị bầm tím hơn, nên tôi thường yêu cầu các bệnh nhân của mình ngừng uống trà từ hai đến ba tuần trước khi phẫu thuật.”
Giảm hiệu quả cuả thuốc
Mặc dù có vô số lợi ích, nhưng trà cũng có thể khiến các loại thuốc điều trị của bạn giảm tác dụng vì vậy khi đang điều trị và phải uống thuốc hãy hỏi bác sĩ và dược sĩ của bạn nếu bạn muốn uống trà mỗi ngày. “Catechin trong trà có thể can thiệp vào hoạt động của một số loại thuốc điều trị tim và áp huyết” – tiến sĩ Kouri cảnh báo
Nên uống bao nhiêu trà mỗi ngày
Các nghiên cứu cho những kết luận khác nhau về việc nên uống trà bao nhiêu mỗi ngày. Nếu muốn nhận được nhiều lợi ích từ trà hơn bạn hãy lưu ý không sử dụng quá lượng caffein tiêu thụ mỗi ngày như cảnh báo. Tiến sĩ Kouri nói “Để có lợi nhất cho sức khoẻ khi uống trà, tốt nhất nên uống từ 3 tới 5 ly trà một ngày.”
Loại trà nào là tốt nhất
Nên chọn loại trà không có đường. Ngay cả khi có nhiều loại trà có hương vị không chứa calo, thì chúng vẫn có những chất làm ngọt nhân tạo và chất bảo quản. “Và càng được chế biến qua nhiều công đoạn thì càng làm giảm lượng catechins có sẵn trong trà, nên trà xanh là tốt nhất.”- tiến sĩ Kouri nói.
Thị trường luôn có sẵn rất nhiều các loại thực phẩm bổ dưỡng, thì trà là một lựa chọn lành mạnh cho đại đa số người có sức khoẻ tốt. “Nói chung những người uống trà xanh thường xuyên sẽ khoẻ mạnh hơn những người không uống. Uống trà rất an toàn và tốt cho sức khoẻ trừ khi bạn uống quá nhiều” Tiến sĩ Kouri nói. Vì vậy ngay từ hôm nay, hãy uống trà mỗi ngày nhé.
Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.
Trân trọng cảm ơn quý vị đã dành thời gian ghé thăm kênh Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe.