Tỏi mọc mầm có ăn được không ăn tỏi mọc mầm có sao không04:47

Tỏi mọc mầm có ăn được không ăn tỏi mọc mầm có sao không

“Thần dược” tỏi mọc mầm – khắc tinh của bệnh ung thư
Tỏi mọc mầm không chỉ chứa nhiều dinh dưỡng và có công dụng rất tốt cho sức khỏe. Mà “thần dược” này còn sản sinh các hóa chất thực vật, có thể hạn chế sự lây lan của một số loại ung thư.
Tỏi tươi để lâu ngày trong môi trường ẩm thấp sẽ khiến củ tỏi mọc mầm, mầm tỏi cũng như những mầm của những loại rau củ khác có màu xanh hơi sậm, hình dáng mầm tỏi tương đối giống mầm của củ hành. Mọi người đều biết nhiều thực phẩm mọc mầm rất nguy hiểm vì sẽ sản sinh những chất độc hại. Và trước đây, tỏi mọc mầm cũng thường được cho là thực phẩm hỏng và phải bỏ đi. Tuy nhiên, ngày nay các nhà khoa học cho rằng đó là hiểu lầm. Bởi tỏi mọc mầm không chỉ vô hại mà còn là “thần dược” đối với sức khỏe mỗi chúng ta.

Trong Đông y, tỏi vị cay, tính ấm, hơi có độc, vào 2 kinh Can, Vị. Người ta có thể sử dụng tỏi kết hợp với một số vị thuốc để hỗ trợ điều trị ung thư. Hoặc cũng có thể dùng tỏi giã nát ngâm với rượu uống nửa đến một chén vào mỗi buổi sáng để phòng chống ung thư, giảm mỡ máu, hạ huyết áp. Với tỏi mọc mầm, người ta ngâm trong rượu, trong giấm hoặc xay, giã, ăn sống trực tiếp…

Trong những thập niên gần đây, cùng với sự phát triển của 2 loại bệnh tim mạch và ung thư, các nhà khoa học đã chứng minh được tỏi mọc mầm có khả năng chống oxy hóa, chống đột biến tế bào, hạ độ mỡ trong máu, làm giảm nguy cơ máu đông và là khắc tinh của bệnh ung thư. Bởi vì, tỏi có hoạt chất chống oxy hóa mạnh, có thể ngăn chặn các quá trình trên và là vị thuốc tự nhiên phòng chống các căn bệnh nguy hiểm này.
Các nghiên cứu đã cho thấy, thực vật rất nhạy cảm với việc bị vi khuẩn, virus và côn trùng tấn công trong quá trình nảy mầm. Vì thế, trong quá trình nảy mầm, tỏi sẽ sản sinh ra một hợp chất được gọi là phytoalexin để giúp bảo vệ cho mầm cây chống lại các điều kiện môi trường. Hợp chất này tuy có hại đối với các vi sinh vật, côn trùng – nhưng lại rất có lợi cho sức khỏe con người.

Hợp chất phytoalexin tăng rất mạnh khi tỏi bắt đầu này mầm. Khi ăn tỏi nảy mầm, hợp chất này sẽ giúp hỗ trợ sức đề kháng, tăng khả năng ức chế các loại vi rút, vi khuẩn và các tế bào gốc tự do có hại cho cơ thể.
Ngoài ra, trong giai đoạn này thì hàm lượng Allicin có thể đã được tổng hợp từ hai thành phần sẵn có trong tỏi là alliin và enzym allinaze. Trong khi đó, Allicin là một chất đã được rất nhiều công bố khoa học trên thế giới và trong nước chứng minh có hoạt tính sinh học quý giúp cho cơ thể có thể chống lại được nhiều bệnh tật khác nhau kể cả một số dòng tế bào ung thư.

Theo các nhà khoa học, trong tỏi thường có 3 hoạt chất chính: allicin, liallyl sulfide và ajoene. Trong đó, Allicin là hoạt chất quý nhất và quan trọng nhất của tỏi, nhưng không có sẵn ở trong tỏi. Tuy nhiên, khi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của men allinase, chất alliin có sẵn trong tỏi sẽ tự tổng hợp thành allicin. Nhưng Allicin dễ mất hoạt tính sau khi được hình thành và càng để lâu càng mất hoạt tính. Bên cạnh đó, Allicin có một số dược tính có lợi mà giúp cho cơ thể có khả năng tăng cường đáp ứng lại một số bệnh.

Đặc biệt, các nghiên cứu y học gần đây cũng đã công bố allicin có khả năng chống viêm nhiễm, tăng cường hoạt tính của các tế bào trong quá trình thực bào, tăng cường hoạt tính của các tế bào giết tự nhiên, ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh, ức chế sự phát triển của những tế bào ung thư.

Mới đây, một nghiên cứu được đăng trên tạp chí ACS’ Journal of Agricultural and Food Chemistry cũng cho biết, những củ tỏi đã mọc mầm 5 ngày có hoạt tính chống oxy hóa tốt cho tim cao hơn tỏi tươi. Tỏi mọc mầm cũng đẩy mạnh hoạt động của enzym và ngăn chặn các hoạt động dẫn đến sự hình thành mảng bám – tác nhân quan trọng dẫn đến bệnh tắc nghẽn tim, bảo vệ cơ thể khỏi các cơn đau tim.

Ngoài ra, tỏi mọc mầm còn cung cấp lượng phong phú chất anjoene – chất ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu đông. Ngoài ra, chất nitrit trong tỏi giúp làm giãn nở động mạch. Cả hai chất hoạt động song song giúp chống lại sự hình thành của các cơn đột quỵ.

Tỏi mọc mầm có ăn được không ăn tỏi mọc mầm có sao không

Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.

BAN QUẢN TRỊ

KIENTHUCKHOAHOCVESUCKHOE.COM

Enjoyed this video?
toi-moc-mam-co-an-duoc-khong-an-toi-moc-mam-co-sao-khong
"No Thanks. Please Close This Box!"