THẤY BẠN BÈ NGƯỜI THÂN CÓ DẤU HIỆU NÀY KHUYÊN HỌ ĐI KHÁM NGAY KẺO KHÔNG KỊP05:09

THẤY BẠN BÈ NGƯỜI THÂN CÓ DẤU HIỆU NÀY KHUYÊN HỌ ĐI KHÁM NGAY KẺO KHÔNG KỊP.

Việc bị chốc mép quanh miệng là một hiện tượng khá bình thường và thường gặp vào những ngày mùa Đông. Thế nhưng, vào những ngày tiết trời ấm áp mà gặp phải tình trạng tương tự thì các chị nên để tâm đến sức khỏe nhé.

Theo đó bác sĩ cho biết là những vết nứt toác này được biết đến với tên gọi là viêm môi bong vảy (Angular Cheilitis), hay dân gian còn gọi là chốc mép (Perleche), và nó có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào. Tình trạng bị chốc mép ở nhiều người là do nhiều nguyên nhân, cụ thể là:
1. Thiếu vitamin và khoáng chất

Khi cơ thể thiếu hút vitamin B hay các kháng chất cần thiết gồm sắt, kẽm thì ngoài các vết nứt ở khóe miệng, sẽ còn có hiện tượng đau lưỡi.
2. Virut hay còn gọi là mụn rộp ở mép

Đây là một bệnh lành tính nhưng rất dễ lây lan và tái phát với những tổn thương tương tự thường thấy quanh miệng hoặc quanh lỗ mũi, thậm chí trong miệng, trên má.
3. Nhiễm nấm

Đây là một loại nấm men phổ biến có tên candida albicans. Các bào tử của nấm men này có ở khắp nơi, khi cơ thể giảm sức đề kháng sẽ gây ra tình trạng viêm khóe miệng.

Ngoài ra, nếu không làm vệ sinh miệng sau khi ăn cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này. Vì vi khuẩn từ thức ăn bám quanh miệng hoặc nước bọt bị kẹt lại khoé miệng quá lâu, nếu không được rửa sạch sẽ gây viêm nhiễm cực kỳ khó chịu.

Nếu bị chốc mép do thiếu vitamin thì chúng ta có thể khắc phục bằng cách bổ sung trái cây nhiều vitamin B như: Chuối, bơ, cà chua và các loại hạt. Trong trường hợp miệng bị chốc mép do nhiễm virus thì không cách nào chữa lành, chúng ta chỉ có thể khắc phục bằng việc bôi một số thuốc chống virus để giảm bớt các triệu chứng.Nếu bị chốc mép kéo dài, tái phát liên tục cần tới cơ sở y tế để được khám tư vấn và chỉ định dùng thuốc bôi tại chỗ (theo chỉ định của bác sĩ).

Khi bị chốc mép cần xử trí đúng để tránh lây lan là rất quan trọng. Không gãi những tổn thương vì có thể làm cho virus lây lan tới các vị trí khác của cơ thể. Rửa tay sạch sau mỗi lần tiếp xúc với các mụn nước. Không làm chọc vỡ các mụn nước.Tránh dùng chung giường và các đồ dùng vệ sinh khác (khăn mặt, bàn chải đánh răng…) trong giai đoạn tiến triển của tổn thương. Nếu đang bị cảm, nên dùng khăn giấy và chỉ dùng một lần. Cần giữ gìn để mắt không bị nhiễm virus. Tránh dụi mắt và thực hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc vệ sinh nếu đeo kính áp tròng.

Không ôm hôn trẻ sơ sinh, những người có hệ miễn dịch suy yếu vì những người này nhạy cảm với virus, đắp khăn lạnh lên chỗ đau để giảm triệu chứng. Lưu ý là chốc mép lây truyền khác với mụn rộp sinh dục nhưng virut gây 2 bệnh này rất gần nhau, đó là virus herpes. Bệnh lây truyền do tiếp xúc với tổn thương hay dịch tiết của tổn thương (ngay từ khi có những triệu chứng đầu tiên cho đến khi khô vảy).

Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.

Trân trọng cảm ơn quý vị đã dành thời gian ghé thăm kênh Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe.

Enjoyed this video?
"No Thanks. Please Close This Box!"