Mắc ung thư ở tuổi 31 người phụ nữ thừa nhận những sai lầm đã mắc phải06:10

Mắc ung thư ở tuổi 31 người phụ nữ thừa nhận những sai lầm đã mắc phải

Ở phụ nữ, ngoài nguy cơ mắc phải các căn bệnh ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng… thì ít người biết rằng các chị em cũng là đối tượng mắc bệnh ung thư tuyến giáp cao. Theo thống kê thì tỉ lệ mắc bệnh này ở nữ cao hơn nam giới từ 2-5 lần, đa số đều gặp ở những người trên 40 tuổi nhưng gần đây, căn bệnh này đã bắt đầu trẻ hóa.
Mới đây, một phụ nữ 31 tuổi, người Chiết Giang đến từ Hàng Châu, Trung Quốc, đã có chia sẻ về bệnh tình của mình qua một bức tâm thư gửi đến cộng đồng mạng. Cô đã kết hôn và có một cô con gái 5 tuổi. Trong cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ vào cuối năm ngoái, cô phát hiện mình bị ung thư tuyến giáp.
Sau khi mắc ung thư, bà mẹ một con chợt nhận ra những điều sai lầm mà trước kia bản thân mắc phải đã tàn phá sức khỏe của chính mình.
“Vào tháng 10/2017, tôi đột nhiên bị khó nói trong suốt 1 tháng, tôi thậm chí không thể cười thành tiếng to. Lúc đầu, tôi nghĩ rằng do bản thân mệt mỏi. Sau đó, tôi đã đi khám và bác sĩ thông báo tôi có u tuyến giáp, khuyên tôi nên đi khám lại.
Vào ngày 15/12, siêu âm tuyến giáp của bệnh viện có kết quả. Bác sĩ nói với tôi: “Vấn đề có vẻ khá nghiêm trọng” và chuyển tiếp kết quả cho một bác sĩ khác xem. Cô ấy nói rằng rất có thể khối u của tôi là u ác tính. Kết quả kiểm tra cuối cùng cho thấy đó chính xác là một khối u ác tính, tôi đã bị ung thư.
Tôi phải ở lại bệnh viện 5 ngày, ăn thực phẩm lỏng, uống nước cũng rất đau đớn. Tôi thích ăn rất nhiều nhưng giờ việc đó chỉ khiến tôi đau đớn và phải tránh xa đồ ăn mặn. Ngay cả khi đã ra viện, hơn 10 ngày liền tôi phải nằm nhà nghỉ ngơi.
Tại sao tôi lại bị ung thư?
Các bác sĩ nói nhiều người nghĩ rằng ung thư tuyến giáp có liên quan đến việc chúng ta ăn quá nhiều iốt, nhưng điều này không có cơ sở khoa học. Bác sĩ cũng nói rằng có thể có yếu tố di truyền, nhưng không có tiền sử ung thư trong gia đình tôi.
Họ nghĩ rằng khả năng có thể liên quan đến sự căng thẳng bởi bất cứ ai cũng có thể tiềm ẩn tế bào ung thư và nếu bạn quá mệt mỏi, có thể nó sẽ bùng phát. Sau khi suy nghĩ kỹ, tôi cảm thấy có lẽ bệnh của mình liên quan đến 2 yếu tố đó là ăn uống và áp lực công việc. Đó là hai sai lầm của tôi và tôi biết có cả triệu người cũng giống như mình.
Ăn vặt ban đêm và ăn quá nhiều
Mọi người thường chỉ ăn trái cây hay sữa chua khi họ thèm ăn sau bữa tối nhưng tôi lại thích ăn những thứ “nặng đô” hơn như bánh gạo chiên, mì, thịt nướng. Và hầu như đêm nào tôi cũng ăn, kể từ năm 2011. Tôi nghĩ tham lam cũng có thể khiến bản thân dễ mắc bệnh vì bạn sẽ chẳng thế ngủ ngon khi ăn quá no.
Ăn quá nhiều chất béo
Khi học đại học, tôi khá mập. Sau khi giảm được cân, tôi lại càng trân quý cơ hội có thể ăn. Tuy nhiên thực tế ăn mà không béo là có vấn đề, vì tôi nghĩ, cơ thể là một thể xác khép kín, chứa nhiều protein, ăn nhiều thứ như vậy, không bị tiêu chảy, lại không bị béo, điều này chứng tỏ khả năng tiêu hóa, khả năng hấp thu và khả năng bài tiết, nhất định phải có vấn đề.
Thường xuyên ăn đồ nướng
Tôi cực kỳ thích ăn thịt nướng ngoài tiệm, tôi có thể ăn rất nhiều lần mỗi tuần, mỗi tháng. Ngay cả khi ở nhà, tôi cũng sẽ tự làm thịt nướng và ăn rất nhiều. Tuy thơm ngon nhưng chúng lại được xem là 1 yếu tố gây ung thư cao.
Nghiện công việc
Tôi là người nghiện công việc và ngay cả trước khi phẫu thuật, tôi vẫn không thể trì hoãn lại công việc của mình. Tôi phẫu thuật vào ngày 11/1 nhưng đến ngày 17/1, tôi đã sử dụng điện thoại để làm việc và kiểm tra mail. Ngày 1/2, tôi đã quay trở lại công việc chỉ sau 20 ngày phẫu thuật. Lúc đó cơ thể tôi rất gầy và vẫn chưa khỏe hoàn toàn nhưng do tính chất công việc bắt buộc tôi phải ngồi vào máy tính.
Và sau khi biết bản thân bị ung thư, tôi đã quyết định phải thay đổi một số thói quen sinh hoạt của bản thân.
Đầu tiên, tôi quyết định bỏ thói quen ăn đêm. Kể từ khi xuất viện, tôi không còn tìm thức ăn vào mỗi đêm. Thứ hai, tôi quyết định để bản thân được thư giãn sau giờ làm việc, không lo lắng, không tham công tiếc việc, chỉ làm khi thấy đủ khả năng. Thứ 3, tôi quyết định sẽ hạn chế những món nướng.”
Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, ung thư tuyến giáp là một trong những dạng ung thư dễ chữa trị thành công nhất, cơ hội sống trên 5 năm cho các bệnh nhân là gần 100%.
Nếu bị ung thư tuyến giáp, bạn có thể không nhận ra bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu tiên. Đó là bởi vì có rất ít dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Nhưng khi bệnh phát triển, bạn có thể chú ý thấy những vấn dề sau đây:
– Đau cổ, họng
– Các hạch bạch huyết bị sưng hoặc tuyến giáp mở rộng
– Khối u ở cổ
– Khó nuốt
– Thay đổi giọng nói, khàn giọng
– Ho

Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.

Trân trọng cảm ơn quý vị đã dành thời gian ghé thăm kênh Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe.

Enjoyed this video?
"No Thanks. Please Close This Box!"