ĐỪNG BAO GIỜ ĂN VẢI NẾU BẠN CHƯA NẮM RÕ 6 QUY TẮC RẤT QUAN TRỌNG NÀY05:50

ĐỪNG BAO GIỜ ĂN VẢI NẾU BẠN CHƯA NẮM RÕ 6 QUY TẮC RẤT QUAN TRỌNG NÀY

6 quy tắc cần nhớ để tránh bị ngộ độc khi ăn vải
Thật không ngờ một quả vải bé xíu lại gây ra hậu quả trầm trọng đến thế, khiến trẻ bị ngộ độc.
Ai mà nghĩ trái cây luôn tốt, ăn bao nhiêu cũng được thì nên suy xét lại!
Mới đây Bệnh viện Bảo An ở Thâm Quyến, Trung Quốc đã tiếp nhận một bệnh nhân là cậu bé 7 tuổi bị ngất xỉu sau khi ăn vải. Sau khi trở về nhà vì đói bụng, cậu bé đã ăn liền 20 quả vải. Tuy nhiên sau khi ăn xong, cậu bé đột nhiên sùi bọt mép, mồ hôi chảy ra ướt đẫm và ngất xỉu.
Ngay lập tức, gia đình đã đưa em tới bệnh viện. Các bác sĩ chẩn đoán cậu bé bị hạ đường huyết cấp tính do ăn vải. May mắn khi gia đình đã đưa em tới bệnh viện kịp thời nên không gây nguy hiểm tới tính mạng.
Đây không phải là trường hợp đầu tiên trên thế giới, nhiều trẻ em Ấn Độ cũng phải nhập viện vì ăn vải.
Lật lại lịch sử thì đã từng có gần 20 năm, tại Ấn Độ có không ít trường hợp trẻ em đang khỏe mạnh bình thường bỗng dừng bị co giật đột ngột và bất tỉnh…vì trẻ ngộ độc vải thiều.
Đáng sợ hơn nữa là 1/3 trẻ em này đã tử vong sau khi lên cơn co giật, trong khi các bác sĩ không thể tìm ra được nguyên nhân vì sao.
Và cuối cùng 20 năm sau, một nhóm các nhà khoa học Mỹ và Ấn Độ cuối cùng đã tìm ra nguyên nhân của căn bệnh bí ẩn đã giết chết hơn 100 trẻ em mỗi năm có liên quan đến trái vải.
Tại sao ăn quả vải lại nguy hiểm?
Theo kinh nghiệm dân gian của người Việt, nếu ăn nhiều vải có thể gây nóng, làm rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, gây ra chứng “say vải” rất khó chịu.
Còn theo giải thích của khoa học thì do trong quả vải có nhiều đường glucoza, nếu ăn một lúc quá nhiều vải (500g trở lên) sẽ có một lượng lớn đường glucoza vào máu.
Mà trẻ em không có đủ dự trữ glycongen (một loại enzyme) trong gan. Nên nếu lượng đường sẽ vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, gây ra phản ứng đường máu thấp tức thời, với các biểu hiện chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, tim đập nhanh, toát mồ hôi, miệng khô khát, mỏi mệt…
Khi bị ngộ độc vải, một số người sẽ thấy nôn nao, đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở, huyết áp cao. Số còn lại thì ớn lạnh, rùng mình, sau đó sốt từ 38,5 đến 39 độ C, đau đầu, đau nhức khớp vùng lưng và thắt lưng, đi cầu phân sệt, lỏng lẫn với nhầy máu, có khi đục như mủ.
Làm gì khi bị ngộ độc vải?
Khi bị ngộ độc vải, kể cả người lớn lẫn trẻ em ( trên 3 tuổi), chúng ta đều nên lấy 7 – 10, lát gừng và ít gạo rang cháy đem nấu với nước, pha thêm chút muối và đường rồi để nguội. Uống nước (càng nhiều càng tốt), còn bã thì ăn từng tí một.
Chị em nên nhớ là không tự ý dùng thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của thầy thuốc. Nếu thấy con trẻ hoặc người thân có dấu hiệu ngộ độc nặng hơn thì cần đưa đến cấp cứu tại cơ sở y tế.

4 nhóm người nên hạn chế ăn vải
Người bị tiểu đường
Do vải có chứa hàm lượng đường cao nên nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ gây ra đường trong máu cao. Nếu nồng độ đường trong máu cao thì sẽ ảnh hưởng đến việc chuyển hóa glucose. Vì thế những người bị tiểu đường không nên ăn nhiều.
Người đang bị bệnh tích nhiệt, nóng trong
Quả vải có tính nóng nên có thể khiến người bị bệnh nhiệt càng thêm trầm trọng. Ngoài ra, những người đau họng, sưng nướu, chảy máu mũi, đang bị bệnh thủy đậu, mụn nhọt, rôm sảy cũng cần hạn chế ăn vải.
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai có thể ăn vải nhưng chỉ nên ăn 100-200 gram vì nếu ăn nhiều sẽ khiến đường huyết tăng vọt, khó sinh, tăng nguy cơ xuất huyết sau sinh và nhiễm trùng.
Trẻ em
Trẻ nhỏ nên hạn chế ăn vải do hệ tiêu hóa còn kém. Ăn nhiều vải có thể khiến các bé bị bệnh

2 thời điểm không nên ăn vải
Ăn khi bụng rỗng: Vải tươi có chứa nhiều đường, khi bụng rỗng nếu ăn vải sẽ kích thích niêm mạc dạ dày và gây đau dạ dày, đầy hơi. Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều vải trong thời gian ngắn sẽ gây ra hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn. Đây cũng quy tắc để tránh cho trẻ bị ngộ độc vải thiều, các mẹ nhớ nhé!
Phụ nữ khi trước và trong kỳ “đèn đỏ”: Trong một vài ngày trước khi diễn ra chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường lo âu, trầm cảm, căng thẳng tinh thần do sự mất cân bằng hormone estrogen và progesterone. Do đó, khi đang trong giai đoạn này, chị em cũng cần hạn chế ăn nhiều vải.

Trân trọng cảm ơn quý vị đã dành thời gian ghé thăm kênh Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe.

Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.

BAN QUẢN TRỊ

Enjoyed this video?
"No Thanks. Please Close This Box!"