9 Thói quen khiến nhiều người mãi không giảm được cân05:03

9 Thói quen khiến nhiều người mãi không giảm được cân

Khi nói đến sự trao đổi chất trong cơ thể, mỗi tế bào dù nhỏ đến đâu cũng đóng một vai trò đặc biệt nào đó cho quá trình “biến thức ăn thành năng lượng” này. Sự trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, tương đương với lượng calo cơ thể “đốt cháy” nhiều hơn. Sau đây 9 thói quen xấu cần phải loại bỏ ngay nếu bạn không muốn bị tăng cân.
Ăn uống không giờ giấc
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng lịch ăn uống không theo giờ cố định có thể dẫn đến tăng cân. Bởi cơ thể của bạn không nắm rõ được thời gian nó được “nạp” thức ăn, vậy nên nó cố gắng làm quá trình trao đổi chất chậm lại để không nhanh bị đói.
Giải pháp cho tình huống này là hãy tìm kiếm một chế độ ăn phù hợp với bạn nhất và luôn luôn thực hiện chính xác về mặt giờ giấc như trong kế hoạch.
Thiếu ngủ
Không mấy ngạc nhiên khi những người không ngủ đủ giấc sẽ bị uể oải và thiếu năng lượng. Điều này đồng nghĩa với việc lượng calo cơ thể tiêu hao trong ngày giảm xuống, và dần dần gây nên tăng cân.
Mặc dù hơi khó để thực hiện, những bạn hãy cố gắng tìm cách ngủ đủ giấc. Hãy uống một tách trà thảo dược trước khi đi ngủ để chìm vào giấc ngủ nhanh và sâu hơn.
Không ăn đủ
Nếu bạn cắt giảm lượng calo nạp vào cơ thể quá nhiều, cơ thể bạn sẽ rơi vào trạng thái đói và điều này khiến cho tốc độ của quá trình trao đổi chất bị chậm lại, do cơ thể phải cố gắng giữ nhiên liệu càng nhiều càng tốt.
Với những bạn có nhu cầu giảm cân, xem lượng calo bạn chuẩn bị đưa vào cơ thể là rất quan trọng, tuy nhiên đừng nên đi quá xa! Chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên cắt giảm khoảng 200 kcal mỗi ngày để giảm cân một cách lành mạnh nhất.
Ngồi quá lâu
Nếu bạn dành phần lớn thời gian của mình ngồi bên bàn làm việc, bạn nên biết rằng ngồi quá lâu sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh điều này là hoàn toàn đúng, kèm theo đó, một số công ty cũng khuyến khích nhân viên của họ đứng lên đi lại, cử động chân tay sau mỗi 30 phút ngồi ghế văn phòng.
Jet lag
Tất cả chúng ta đều có một chiếc đồng hồ sinh học “bên trong” cơ thể, và nếu chiếc đồng hồ này bị “chỉnh giờ” thường xuyên, chúng sẽ khiến cho toàn bộ cơ thể cũng như tất cả những quá trình diễn ra trong cơ thể bị gián đoạn, đặc biệt là quá trình trao đổi chất.
Cơ thể không có đủ canxi
Khi nhắc đến việc cân chỉnh quá trình trao đổi chất, điều đầu tiên bạn phải đảm bảo là cơ thể bạn có đủ canxi. Nếu bạn không thích uống sữa hoặc không thích ăn thực phẩm chứa lactose thì đừng quá lo lắng vì có rất nhiều thực phẩm giàu canxi trên thị trường, bạn chỉ cần chắc chắn là cơ thể luôn đủ canxi để quá trình trao đổi chất không bị ảnh hưởng.
Cơ thể bị mất nước
Mọi quá trình diễn ra trong cơ thể chúng ta đều phụ thuộc vào nước. Nếu cơ thể bị mất nước, không bộ phận nào có thể hoạt động tốt được. Một nghiên cứu cho thấy uống nước khoảng 17 oz có thể làm tăng tỷ lệ trao đổi chất của bạn lên đến 30%.
Thiếu protein
Protein đóng một vai trò quan trọng trong việc nhận dạng và duy trì trong lượng cơ thể. So với carbs hay chất béo, protein có TEF (Tác dụng nhiệt của thực phẩm) tương đối cao, một vài thông số đo lường cho thấy sự gia tăng của quá trình trao đổi chất xảy ra sau khi cơ thể tiêu hoá protein. Hơn nữa, protein tạo cho bạn cảm giác no, từ đó bạn sẽ ăn ít hơn, nạp ít calo hơn.
Lười vận động thể chất
Rèn luyện sức khoẻ có khả năng làm tăng khối lượng cơ cũng như làm tan lượng chất béo, mỡ thừa của cơ thể. Thực hiện một số động tác cơ bản thường xuyên sẽ tạo nên sự khác biệt lớn trên cơ thể bạn.

Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.

Trân trọng cảm ơn quý vị đã dành thời gian ghé thăm kênh Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe.

Enjoyed this video?
"No Thanks. Please Close This Box!"