Virus Corona triệu chứng và cách đi lại an toàn giữa dịch coronavirus Vũ Hán
Hiện nay, dịch viêm phổi Vũ Hán đã lan rộng trong hầu hết các tỉnh ở Trung Quốc và nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Châu Âu. Tình hình hiện nay được cho là rất đáng phải quan tâm và phòng ngừa một cách nghiêm túc.
Biểu hiện lâm sàng của viêm phổi Vũ Hán hay còn gọi là coronavirus mới có thể là: sốt, mệt mỏi, ho khan… là những biểu hiện chính. Nghẹt mũi và sổ mũi rất hiếm. Một số bệnh nhân có thể không bị sốt, và khoảng một nửa số bệnh nhân cảm thấy khó thở sau một tuần.
Nhưng cho đến nay, một số trường hợp có dấu hiệu “không điển hình” đã được xác định mắc viêm phổi Vũ Hán.
Các triệu chứng đầu tiên có thể xảy ra ở bệnh nhân “không điển hình”
Triệu chứng đầu tiên của các triệu chứng tiêu hóa: giảm cảm giác thèm ăn nhẹ (nghĩa là giảm lượng thức ăn), mệt mỏi, tâm lý và tinh thần tồi tệ, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, v.v.;
Triệu chứng đầu tiên của hệ thần kinh: đau đầu;
Triệu chứng đầu tiên ở hệ thống tim mạch: đánh trống ngực, tức ngực, v.v.;
Triệu chứng đầu tiên của vấn đề nhãn khoa: viêm kết mạc;
Triệu chứng đầu tiên của cơ bắp và tứ chi chính là đau chân tay hoặc cơ lưng dưới ở mức nhẹ;
Khi có các triệu chứng tương đồng như miêu tả ở trên và trong dạng nghi ngời thì bạn nên sớm đi khám để biết rõ tình hình, nhằm cách ly khi cần thiết.
Do thiếu các biểu hiện lâm sàng cụ thể rõ ràng của những bệnh nhân mắc chứng viêm phổi Vũ Hán nên việc chẩn đoán khó khăn hơn đáng kể, điều này có thể dễ dàng dẫn đến chẩn đoán bị bỏ sót hoặc chẩn đoán sai, và tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Bệnh nhân có triệu chứng không điển hình nên làm gì?
Trong giai đoạn đặc biệt này (dịch đang lây lan khó kiểm soát), ngoài chẩn đoán và điều trị thường quy. Khi nghi ngờ có nguy cơ thì nên làm ngay 4 việc sau đây:
Bác sĩ sẽ cần phải hỏi thật kỹ thông tin về lịch sử tình trạng liên quan của bệnh nhân, đặc biệt là về lịch sử tiếp xúc, di chuyển của người đó trong vòng 2 tuần gần nhất có xuất hiện tình trạng sốt hay không.
- Đối với những trường hợp “không điển hình” như vậy, cần thực hiện xét nghiệm mầm bệnh và kiểm tra mầm bệnh kịp thời và thực hiện kiểm tra CT ngực nếu cần thiết.
X-quang ngực của bệnh nhân không được khuyến cáo trong một dịch bệnh, bởi vì X quang phổi có thể phát hiện các tổn thương xuất tiết sớm và có thể dễ dàng dẫn đến chẩn đoán bị bỏ sót. - Trao đổi đầy đủ với bệnh nhân và gia đình họ để hiểu rõ vấn đề và nguy cơ.
- Nếu có vấn đề bất thường được nghi vấn, cần phải tiến hành ngay việc xét nghiệm để phát hiện coronavirus hay không, từ đó yêu cầu về phòng ngừa và điều trị cần được theo dõi, thực hiện. Chỉ cần nghi ngờ bị nhiễm coronavirus, ngay lập tức nên được cách ly và báo cáo kịp thời lên cấp trên có liên quan.
Vì một số bệnh nhân bị viêm phổi do coronavirus mới không có triệu chứng rõ ràng như sốt, cần phải nâng cao hoàn toàn sự cảnh giác của những người có biểu hiện kém ăn, mệt mỏi, đau nhức cơ bắp (bao gồm đau nhức nhẹ) và điều trị kịp thời.
Làm thế nào để đi lại an toàn giữa dịch bệnh virus corona?
Cựu giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ tư vấn cách du lịch an toàn giữa dịch virus corona.
Tránh càng xa càng tốt người bệnh
Mọi người cần tránh tiếp xúc gần với người có các triệu chứng cảm lạnh hoặc giống cúm. Tránh tiếp xúc với người ốm mà không có đồ bảo hộ (bao gồm cả chạm tay vào mắt, mũi hay miệng).
Cách tốt nhất và đơn giản nhất để tránh người mắc coronavirus đơn giản là ở nhà. Nếu không đừng được việc ra ngoài, thì cần “giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1 mét” – tờ Daily Mail dẫn lời bác sĩ Robert Amler, cựu giám đốc y tế Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), hiệu trưởng Đại học Y New York cho biết.
“Nếu giữ được khoảng cách càng xa càng tốt, và khoảng cách tối đa là 2 mét nếu ai đó ho hoặc khạc nhổ. Hãy cố gắng tránh điều đó” – bác sĩ Amler nói.
“Giống như bệnh cúm, coronavirus lây truyền qua những giọt nước bọt nhỏ. Theo như chúng tôi biết, nếu bạn đủ gần để vô tình hít phải những hạt nhỏ, bạn có thể dễ bị lây bệnh”.
Rửa tay thường xuyên
Khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nói rằng “còn quá sớm” để gọi dịch coronavirus là một trường hợp khẩn cấp quốc tế. Một trong những cách tốt nhất để tránh lây nhiễm cho bản thân là rửa tay thường xuyên – bác sĩ Amler nói.
Vậy thế nào là thường xuyên? Càng thường xuyên càng tốt – bác sĩ Amler cho biết và giải thích rằng “không có định nghĩa khoa học” thế nào là thường xuyên. Tuy nhiên, nhìn chung, tần suất rửa tay tùy thuộc vào môi trường bạn ở.
“Nếu bạn chỉ ở một mình và không có ai xung quanh, thỉnh thoảng rửa tay có lẽ là ổn” – bác sĩ Amler nói.
Đeo khẩu trang
Đeo khẩu trang chuyên dụng có thể giảm nguy cơ nhưng chắc chắn không hoàn toàn ngăn chặn được sự lây truyền virus.
Khẩu trang sẽ có tác dụng bảo vệ tốt nếu đeo đúng cách. Nếu đeo khẩu trang trong 1 thời gian dài, nó có thể bị dãn và không ngăn được vi khuẩn lọt qua kẽ hở để chui vào mũi hoặc miệng.
Hiệu quả của khẩu trang cũng phụ thuộc vào loại bạn sử dụng. Thường thì khẩu trang dày sẽ tốt hơn. Một số khẩu trang, như khẩu trang phẫu thuật, cho phép nhiều không khí đi qua hơn. Một chiếc khẩu trang N-95 (công nghiệp) hiệu quả hơn vì nó được thiết kế để ngăn chặn 95% các hạt nhỏ.
Nhược điểm của khẩu trang N-95 là dày, thường được sử dụng cho các công việc sơn và xây dựng, không thoải mái và có thể gây khó thở hơn một chút.
Sử dụng chăn gối mang theo trên máy bay
Hầu hết các nghiên cứu về máy bay thương mại thông thường cho thấy khay phía trước và túi ghế phía sau mang mầm bệnh từ những hành khách trước đó.
Đối với những ai đặc biệt lo lắng hoặc có vấn đề về miễn dịch, nên mang theo chăn gối của mình khi đi máy bay và mang theo dung dịch khử trùng để lau chỗ ngồi.
Đeo găng tay khi đi lại bằng phương tiện công cộng
Ngoài Vũ Hán và các tỉnh thành ở Trung Quốc, thì ở phần còn lại của thế giới, rủi ro nhiễm 2019- nCoV trên xe buýt hoặc tàu hỏa là rất nhỏ, nhưng để đảm bảo an toàn vào thời điểm này trong năm, đeo găng tay khi đi tàu xe là một ý tưởng cần thiết. Khi làm theo lời khuyên này và các khuyến nghị của CDC sẽ không chỉ giúp bạn giảm thiểu rủi ro bị nhiễm coronavirus khi đi du lịch, mà còn giúp tránh bị nhiễm cúm.
An toàn thực phẩm
Nấu chín kỹ thức ăn từ thịt và trứng. Không sử dụng thịt từ động vật bị ốm hoặc chết bệnh. Sử dụng thớt và dao khác nhau cho các loại thịt tươi và thực phẩm nấu chín và Không tiếp xúc với động vật hoang dã hoặc vật nuôi mà không có độ phòng hộ.
Quý vị và các bạn hãy bấm nút Đăng ký ( Subscribe) để là người đầu tiên nhận được những Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe (https://goo.gl/6Qq6km) mới nhất. Đồng thời chia sẻ cho gia đình bạn bè và người thân. Đóng góp/ comment nhận xét phía bên dưới để chúng tôi có thể cung cấp cho quý vị và các bạn những thông tin thiết thực và gần gũi nhất với cuộc sống
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn quý cô bác và anh chị đã dành thời gian quý báu theo dõi và ủng hộ kênh
BAN QUẢN TRỊ