Thói quen ngày Lễ tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe
Đốt nhang tạo ra nhiều chất gây ô nhiễm không khí và các chất hóa học có hại, đặc biệt là trẻ nhỏ và người già rất dễ bị ảnh hưởng.
Hiện nay, nhiều vật liệu hóa chất được thêm vào nhang để tăng hương thơm, khả năng đốt cháy như axit photphoric, benzen… Các chất này có thể gây kích ứng mắt, mũi, chóng mặt, buồn nôn. Nếu tiếp xúc lâu, hệ thần kinh, gan, thận cũng bị ảnh hưởng.
Tốt nhất nên hạn chế đốt nhiều nhang và liên tục trong không gian kín. Không thắp gần giường ngủ, nên mở cửa để khói hương không tụ lại một chỗ. Người già, trẻ em, người bệnh về đường hô hấp tránh đến những nơi như đền, chùa, hạn chế tiếp xúc với khói nhang.
Bên cạnh đó, người dùng lưu ý chọn loại nhang an toàn, không ngâm tẩm nhiều hóa chất và hương liệu nhân tạo. Cắm nhang xa vị trí mâm cỗ, không cắm lên đồ ăn vì tàn hương có thể lẫn vào gây ngộ độc.
Ảnh hưởng đến đường hô hấp
Rất nhiều người bị ho hoặc hắt hơi khi đốt nhang. Điều này là do khói nhang chứa rất nhiều chất kích thích hô hấp, gây khó chịu. Một số loại nhang được chứng minh là độc hại tới phổi hơn khói thuốc lá do các chất dạng hạt cao hơn. Khói hương cũng đi sâu vào trong đường thở vì các hạt trong nó nhỏ hơn khói thuốc lá.
Tăng triệu chứng hen suyễn
Đốt nhang tạo ra các chất gây ô nhiễm và các chất kích thích, là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh hen suyễn. Càng tiếp xúc với các chất này, các triệu chứng hen suyễn như thở khò khè, ho… càng nặng hơn.
Dị ứng da và mắt
Thường xuyên sử dụng nhang thơm có thể gây dị ứng ở mắt, đặc biệt là ở trẻ em và người cao tuổi. Bên cạnh đó, những người có da nhạy cảm nếu thường xuyên tiếp xúc với khói nhang cũng có thể mắc các triệu chứng dị ứng da.
Ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Thường xuyên tiếp xúc với khói nhang đem đến nhiều tác hại, đặc biệt với trẻ nhỏ. Giống như khói thuốc, hương có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ sơ sinh. Vì vậy, bạn nên hạn chế tiếp xúc với loại khí này, đặc biệt là khi mang thai.
Một tác hại của khói nhang mà rất nhiều người gặp phải là bị nhức đầu. Nếu đóng kín cửa, lượng khí này sẽ mãi luẩn quẩn trong phòng và khiến bạn gặp nhiều vấn đề sức khỏe.
Cách phòng ngừa tác hại do thắp nhang
Nếu bạn sử dụng nhang, trầm để tạo mùi thơm cho ngôi nhà, có nhiều cách khác nhau để đạt được hiệu quả tương tự. Bước đầu tiên là bạn cần giữ cho ngôi nhà sạch sẽ và loại bỏ bất kỳ nguồn tạo mùi hôi. Sau đó, bạn nên xem xét sử dụng các loại cây có mùi thơm, tinh dầu tự nhiên an toàn với sức khỏe.
Đối với người có tôn giáo, việc thắp nhang đóng một vai trò quan trọng trong tín ngưỡng nên không thể tránh sử dụng nhang. Bạn có thể áp dụng một số cách sau đây để bảo vệ bản thân khỏi tác dụng phụ của việc hít phải khói nhang:
• Tăng sự thông thoáng: Bạn hãy mở các cửa sổ và cửa ra vào để cải thiện luồng không khí trong căn phòng mà bạn đang thắp hương.
• Chuyển sang loại nhang an toàn hơn: Không phải tất cả các loại nhang đều được tạo từ nguyên vật liệu như nhau. Bằng cách chọn loại nhang làm từ các thành phần tự nhiên, có nguồn gốc thực vật mà không thêm hóa chất độc hại, bạn có thể giảm lượng chất ô nhiễm không khí thải ra trong khói.
• Chọn nơi thắp nhang phù hợp: Bạn có thể cân nhắc hạn chế đặt phòng đốt nhang ở các khu vực nhiều người đi lại trong nhà, đặc biệt là nếu bất kỳ thành viên nào trong gia đình có vấn đề về phổi.
• Đặt máy lọc không khí: Nếu bạn không thể tránh thắp nhang thường xuyên, bạn có thể sử dụng máy lọc không khí trong nhà để giảm lượng khói tích tụ trong nhà bạn. Tuy nhiên, máy lọc không khí không thể loại bỏ hoàn toàn khói hoặc các hạt vật chất có trong khói nhang.
Nghi lễ thắp hương nếu thực hiện thường xuyên với số lượng lớn có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Cách tốt nhất là bạn hãy sử dụng ở mức độ vừa phải, quan trọng vẫn là lòng thành tâm ở bên trong bạn đấy.
Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.
Trân trọng cảm ơn quý vị đã dành thời gian ghé thăm kênh Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe.