Thỉnh thoảng xuất hiện vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân là bệnh gì05:07

Thỉnh thoảng xuất hiện vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân là bệnh gì

Bình thường, trong cơ thể máu tuần hoàn trong lòng các mạch máu. Khi máu (chủ yếu là hồng cầu) thoát ra khỏi lòng thành mạch do mạch máu bị tổn thương sẽ gây ra xuất huyết dưới da, biểu hiện trên da là những vết bầm tím.
Đây là 1 hiện tượng khá thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, tuy nhiên người bệnh không nên xem thường và phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để chữa trị kịp thời.
Nốt thâm tím trên da hay còn gọi là xuất huyết dưới da, là do máu (chủ yếu là hồng cầu) đã thoát ra khỏi lòng mạch máu và diễn ra hàng loạt các phản ứng nối tiếp nhau một cách nhanh chóng, nhằm tạo ra một nút cầm máu tại chỗ tổn thương để ngăn ngừa chảy máu tiếp cũng như hàn gắn vết thương, sau cùng lập lại sự lưu thông bình thường.
Quá trình trên là sự tương tác rất phức tạp của nhiều yếu tố như thành mạch, tiểu cầu và các yếu tố đông máu. Nốt thâm tím trên da chỉ đơn thuần là tổn thương thành mạch sau va chạm nhẹ mà không để ý đến, đôi khi có kèm theo đau.
Ngoài ra, còn có nguyên nhân do bệnh Scobut (bệnh thiếu vitamin C)… khiến cơ thể không sản xuất đủ tiểu huyết cầu hoặc tiểu huyết cầu không đảm bảo vai trò dẫn đến xuất huyết dưới da.
Trong trường hợp vết bầm tím không đau, không ngứa, cũng có thể là triệu chứng biểu hiện bệnh lý về máu như: giảm số lượng hoặc chất lượng tiểu cầu; rối loạn các yếu tố đông máu, bệnh đa hồng cầu hoặc tổn thương thành mạch mắc phải.
Khi thấy xuất huyết dưới da nhiều, thường xuyên nhưng không rõ nguyên nhân, không nên coi thường, tự mua thuốc uống hoặc bỏ qua. Nên đi khám các bệnh viện chuyên khoa huyết học để chẩn đoán nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.
Bình thường máu lưu thông trong lòng các mạch máu thuộc hệ thống tuần hoàn trong cơ thể. Vì một nguyên nhân nào đó khiến mạch máu bị tổn thương, các thành phần của máu bị tràn ra ngoài lòng mạch. Từ đó làm xuất hiện các nốt đỏ hoặc các mảng bầm tím, hay các khối tụ máu mà mắt thường có thể nhìn thấy nếu là các mạch máu dưới da hoặc không nhìn thấy nếu là các mạch máu nằm sâu trong cơ thể. Đây gọi là hiện tượng xuất huyết dưới da.

Nguyên nhân gây xuất huyết dưới da
Xuất huyết dưới da có thể do nhiều nguyên nhân:
Do các bệnh nhiễm khuẩn: nhiễm khuẩn huyết do não mô, bệnh bạch hầu, bệnh sởi, thương hàn sốt xuất huyết gây ra.
Bệnh tiểu cầu: do bị giảm tiểu cầu nguyên phát, suy nhược tiểu cầu (Glanzmann).
Do cơ thể bị thiếu vitamin C dẫn đến hiện tượng xuất huyết dưới da.
Do bệnh miễn dịch, dị ứng: Chẳng hạn do viêm thành mạch dị ứng, các chứng dị ứng khác.
Các bệnh do thiếu hụt các yếu tố đông máu của huyết tương cũng gây xuất huyết dưới da, chẳng hạn: hemophilie A, B, C, giảm prothrombin, proconvertin.

Xuất huyết dưới da có nguy hiểm không?
Khi bị xuất huyết dưới ra rất nhiều người lo lắng và đặt ra câu hỏi: Xuất huyết dưới da có nguy hiểm không? Trên thực tế, xuất huyết dưới da cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm:
– Giảm tiểu cầu, đó có thể là do giảm chất lượng tiểu cầu hoặc giảm số lượng của tiểu cầu.
– Người bị tổn thương thành mạch bẩm sinh hay do mắc phải.
– Do cơ chế đông máu bị rối loạn.
– Mắc các chứng bệnh nhiễm khuẩn như sốt xuất huyết, bạch hầu, não mô cầu, sởi, thương hàn…
– Mắc các bệnh về miễn dịch, dị ứng.
– Những bệnh có sự rối loạn một vài yếu tố đông máu như Hemophilie.
– Những bệnh nội khoa như: xơ gan, suy thận hay tiểu đường…
– Một số bệnh gây ra hội chứng đông máu rải rác ngay bên trong lòng mạch.
– Thiếu vitamin C, PP.
Thực phẩm cần thiết cho bệnh nhân xuất huyết dưới da
Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám khi bị xuất huyết dưới da
Tùy vào từng nguyên nhân gây xuất huyết dưới da mà có cách điều trị phù hợp. Vì vậy bạn cần đến cở sở chuyên khoa để thăm khám nhằm xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó cần bổ sung những thực phẩm sau để cải thiện tình trạng bệnh:
Thực phẩm giàu Vitamin A
Một trong những loại thực phẩm bệnh nhân bị xuất huyết giảm tiểu cầu có thể ăn, nhằm hỗ trợ chức năng tiểu cầu là những thực phẩm giàu vitamin A. Những thực phẩm này bao gồm dầu cá, cà rốt, cà chua, ngũ cốc, cải xoăn, khoai lang, bí ngô,…
Thực phẩm giàu Folic Acid
Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 có vai trò trong sự phát triển một số các mô, bao gồm cả tiểu cầu. Axit folic được tìm thấy nhiều trong cà chua, đậu lăng, đậu, măng tây, ngô, quả bơ, ngũ cốc và các loại rau màu xanh đậm như rau bina…

Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.

Trân trọng cảm ơn quý vị đã dành thời gian ghé thăm kênh Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe

Enjoyed this video?
"No Thanks. Please Close This Box!"