RỤNG TÓC LÀ DẤU HIỆU CỦA 5 CHỨNG BỆNH LẤY MẠNG CHỊ EM ĐỪNG AI COI THƯỜNG.
Một phụ nữ bình thường có thể rụng 50 – 100 sợi/ngày, khoa học gọi đó là rụng tóc sinh lý. Còn tóc mà rụng nhiều hơn 100 sợi/ngày và xảy ra trong thời gian dài thì là rụng tóc bệnh lý, cần được điều trị.
Các chị em nên lưu ý nhé, bởi rụng tóc có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh tật sau đây.
1. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Tóc thưa cũng như rụng tóc nhanh là dấu hiệu phổ biến của hội chứng gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên Tạp chí Sức khỏe Phụ nữ quốc tế đã cho thấy rằng việc giảm nội tiết tố androgen đã làm giảm sự phát triển tóc mới, và đây có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng các chị em đã mắc hội buồng trứng đa nang.
Hội chứng buồng trứng đa nang vô cùng nguy hiểm, tác động đến chu kì kinh nguyệt dẫn đến việc thụ thai gặp cản trở hoặc không thể thụ thai… Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hiếm muộn, thậm chí vô sinh ở nhiều cặp vợ chồng.
Nguy hiểm hơn, các chị em có thể bị mắc luôn căn bệnh ung thư nội mạc tử cung (do hội chứng buồng trứng đa nang mang lại) hoặc là các bệnh liên quan về tim mạch, nguyên nhân là do mức insulin cao dẫn đến tăng cholesterol, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
2. Suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém
Tuyến giáp có chức năng tiết ra kích thích tố tuyến giáp, cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, bao gồm cả mái tóc của chị em. Tuyến giáp kém không sản xuất đủ hormone có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và kết cấu của tóc trên da đầu cũng như lông mày và lông trên cơ thể.
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Journal of Dermatology Ấn Độ vào năm 2008 ghi nhận rằng suy giáp có liên quan đến rụng tóc từng vùng. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh nên đến bệnh viện để tầm soát các bất thường về tuyến giáp nhất là khi có triệu chứng thường xuyên và rụng tóc từng vùng lớn.
3. Bệnh Lupus
Trong thực tế, tóc mỏng, tóc rụng thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh lupus, nhất là lupus ban đỏ. Rụng tóc ở bệnh nhân lupus có thể xảy ra trong khi gội đầu hoặc chải tóc. Khi đó, tóc trở nên khô, giòn và thô.. Cùng với rụng tóc, nếu chị em thường xuyên bị mệt mỏi, đau khớp, sưng, đau cơ, đau đầu, viêm loét miệng, nhạy cảm ánh sáng và phát ban hình bướm trên má và mũi… thì cần phải đi bệnh viện để kiếm tra ngay vì có thể chị em đã mắc bệnh Lupus rồi.
4. Da đầu bị nhiễm trùng
Da đầu không khỏe mạnh có thể gây ra tình trạng viêm trong các nang tóc, làm cho rụng thường xuyên. Có nhiều loại nhiễm trùng da đầu khác nhau, nhưng phổ biến nhất là nấm da capitis. Đó là một loại nhiễm trùng nấm, cũng giống như “bệnh ghẻ” của da đầu. Các loại nấm có thể sống trên các tế bào chết của tóc và lây lan dễ dàng. Nó có thể ảnh hưởng đến phần da nơi nó ký sinh hoặc toàn bộ da đầu. Các khu vực bị nhiễm thường bị hói với những chấm nhỏ màu đen.
5. Làm gì khi bị rụng tóc
Để hạn chế rụng tóc, chị em nên tập thói quen có một đời sống lành mạnh, ăn uống điều độ và tập thể dục thường xuyên. Chị em nào rụng ít tóc, hoặc tóc đang rụng ở mức bình thường 80 – 150 sợi / ngày mà muốn tóc dày thêm thì có thể tham khảo các mẹo sau.
Không nên thường xuyên sấy tóc
Đồng thời hạn chế uốn, ép, nhuộm tóc trong thời gian ngắn vì khi tóc tiếp xúc với các hoá chất và nhiệt độ cao sẽ làm cho các dưỡng chất protein trong tóc bị suy yếu, tóc bị khô, mỏng và dễ gãy rụng hơn.
Gội đầu đúng cách
Khi gội đầu chị em nên kết hợp thêm mát xa và gãi nhẹ nhàng da đầu để không bị làm bong tróc chân tóc. Không nên chải tóc khi gội vì khi tóc ướt sẽ rất yếu và dễ bị rụng. Cũng không nên lau chà tóc mạnh tay với khăn lau vì sẽ làm ảnh hưởng đến lớp protein bao bọc quanh tóc làm tóc yếu hơn.
Chế độ ăn uống cũng cần phải khoa học và điều độ
Chị em nên bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt và kẽm. Các thực phẩm chứa nhiều sắt là các loại thịt đỏ, cá, rau cải xoong, cải xoắn, và các loại ngũ cốc. …
Tuy nhiên, với những chị nào mà rụng tóc nhiều, rụng tóc nhanh và kéo dài thì nên đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức, vì có thể các chị em đã mắc phải các chứng bệnh nói trên!
Nhớ nhé các chị! Đừng coi thường, đừng chủ quan với tóc rụng.
Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.
Trân trọng cảm ơn quý vị đã dành thời gian ghé thăm kênh Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe.