Mỗi ngày dành ra vài phút cơ thể nhận về 8 lợi ích sức khỏe không ngờ
1. Nâng cao sức khỏe trái tim
Nhảy dây là môn thể thao tuyệt vời giúp kiểm soát nhịp tim. Nó giúp tăng nhịp đập của tim và cho phép cơ tim hoạt động mạnh hơn để bơm máu đi khắp cơ thể, do đó nâng cao sức khỏe trái tim đạt đỉnh tối đa.
Một nghiên cứu 12 tuần lễ về tác dụng của nhảy dây đối với trẻ em đã kết luận rằng, nhảy dây có thể giúp giảm thiểu các bệnh tim mạch ở trẻ em.
2. Làm đẹp hài hòa thân trên và thân dưới
Nhảy dây cũng là môn thể dục toàn thân, giúp giải phóng mỡ mọi nơi trên cơ thể và làm cho cơ thể hài hòa. Nó không giúp cấu tạo cơ bắp, nhưng nếu bạn tập với cường độ cao hơn, nhảy dây sẽ giúp phát triển các cơ cánh tay, cơ vai, bắp chân, đùi và cơ hông.
3. Tiêu thụ năng lượng
Nhảy dây là phương pháp tuyệt vời để đốt cháy năng lượng và tiêu thụ chất béo. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác định được rằng, nhảy dây trên nền nhạc giúp nâng cao chỉ số thể trọng BMI tốt hơn thể dục xe đạp tại chỗ.
Mười phút nhảy dây với cường độ cao được coi như tương đương với chạy khoảng 2 ki-lô-mét trong 10 phút và có thể đốt cháy khoảng 1300 calo trong vòng 1 giờ.
Hãy bắt đầu với buổi tập ngắn khoảng 2-3 phút, sau đó tăng dần thời gian và cường độ nhảy dây theo khả năng của bạn.
4. Tăng cường chức năng vận động và sức bền
Đó chính là lí do hầu hết các vận động viên, đặc biệt là các võ sĩ đấm bốc thực hành nhảy dây. Bổ sung nhảy dây hay nhảy dây có trọng lượng vào chế độ thể thao thường nhật có thể giúp tăng cường khả năng phối hợp, sức mạnh, sức bền và độ thăng bằng đối với các vận động viên điền kinh trẻ.
5. Nâng cao chức năng của phổi
Nhảy dây giúp tăng cường tuần hoàn và hô hấp và nâng cao dung lượng của phổi. Một nghiên cứu đã đánh giá rằng, tập thể dục nhảy dây trong một thời gian dài có ảnh hưởng tích cực đối với chức năng tim phổi và tăng khả năng hấp thu oxy cao nhất.
6. Nâng cao mật độ xương
Xương yếu và loãng xương là các nguyên nhân trực tiếp gây nên mật độ xương thấp. Nhảy dây thường xuyên có thể giúp nâng cao mật độ xương.
Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm nữa để hiểu về khoảng thời gian, số lần và cường độ nhảy dây có thể tác động đến mật độ chất khoáng trong xương như thế nào. Nhảy dây với cường độ cao vừa phải cũng an toàn đối với người bị loãng xương, có thể giúp chắc xương hông.
7. Tăng cường sức khỏe tinh thần
Nhảy dây với cường độ cao vừa phải có thể có tác dụng tích cực đối với tâm trạng, làm giảm lo âu, chán nản. Nhảy dây có thể giúp tăng thân nhiệt và tăng cường tuần hoàn não, vì vậy giúp giảm stress và nâng cao khả năng nhận thức.
8. Giúp khớp linh hoạt
Nhảy dây nhẹ nhàng giúp cho khớp linh hoạt, do đó làm giảm nguy cơ đau đầu gối và mọi khớp xương khác. Kết quả của một nghiên cứu chỉ ra rằng, tập luyện nhảy dây có thể tăng cường vận động của vai đối với các vận động viên cử tạ.
Thời gian nhảy dây
Hãy bắt đầu khoảng 1 phút nhảy dây, sau đó tăng dần độ nặng và thời gian khi bạn cảm thấy thoải mái.
Tăng thời gian nhảy dây lên mỗi tuần ít nhất 1-2 phút. Bạn nên nhảy dây đến 10-15 phút. Hãy đảm bảo bạn được giải lao, uống vài hớp nước điện giải, rồi tiếp tục nhảy lại.
Chú ý:
Bạn không được cố tập nhảy dây ngay sau khi bị mổ hay bị thương nặng – cho tới khi bác sĩ y khoa hay bác sĩ thể chất của bạn cho phép.
• Khởi động ít nhất 10-15 phút trước khi nhảy dây.
• Đi giầy giảm xóc.
• Mặc áo ngực thể thao để phòng bị sệ ngực.
• Uống nước điện giải trước và sau mỗi buổi tập.
• Làm mát cơ thể với bài tập giãn cơ.
Nhảy dây là loại thể dục nhịp điệu đơn giản, dễ áp dụng và hiệu quả, giúp bạn nhiều ích lợi. Vì vậy, hãy bật nhạc lên và bắt đầu tập luyện! Bạn cũng nên dùng 5 phút nhảy dây đốt mỡ để khởi động cho buổi tập thể dục thường ngày, bạn chắc chắn sẽ vui, cảm thấy tràn đầy sinh lực và tâm hồn trẻ trung.
Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.
Trân trọng cảm ơn quý vị đã dành thời gian ghé thăm kênh Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe.