Hướng dẫn xử lý khi bị tụt huyết áp để tránh biến chứng từ chuyên gia y học
Bên cạnh tăng huyết áp thì hạ huyết áp cũng là một trong những triệu chứng thường gặp trong cuộc sống. Ứng phó kịp thời giúp bạn phòng tránh nhiều bệnh về sau này.
Hạ huyết áp – Chứng bệnh không chỉ xảy ra ở những người huyết áp thấp
Trước nay chúng ta vẫn thường cho rằng tụt huyết áp chỉ xảy ra ở những người có huyết áp thấp.
Thực tế thì không đơn giản như vậy. Tụt huyết áp có thể xảy ra ở phụ nữ sau sinh, người vừa bị mất máu, người gặp phải chấn thương…
Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt (Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam), có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hạ huyết áp, hay còn gọi là tụt huyết áp.
Một trong những vấn đề phổ biến dẫn đến hạ huyết áp chính là mất nước. Nôn ói, tiêu chảy kéo dài, tập luyện, ra mồ hôi, sốc nhiệt … đều có thể dẫn đến mất nước, từ đó dẫn đến chứng hạ huyết áp do không được bổ sung nước kịp thời.
Bên cạnh đó thì mất máu dù ít hay nhiều, mang thai, nhịp tim nhanh bất thường, cơ tim yếu, nghẽn tim, ăn uống thiếu chất… đều có thể là nguyên nhân khiến bạn hạ huyết áp.
Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, khi bị hạ huyết áp, bệnh nhân thường có các biểu hiện như choáng váng, hoa mắt, nhức đầu, đầu óc quay cuồng, ngất, thiếu tập trung, mờ mắt, buồn nôn, da lạnh, ẩm, tái nhợt, thở nhanh và nông, mệt mỏi, trầm cảm, khát nước, vã mồ hôi, giảm tập trung trí lực, dễ nổi cáu…
Cũng cần lưu ý là biểu hiện của hạ huyết áp và hạ đường huyết tương đối giống nhau. Tuy nhiên, hạ đường huyết thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường hơn.
Trong hầu hết các trường hợp, hạ huyết áp không có gì quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và không được xử lý đúng cách thì vô cùng nguy hiểm.
Bệnh nhân bị tụt huyết áp kéo dài, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho não, tim, thận gây tổn thương các cơ quan này.
Nếu không có các phương pháp chữa huyết áp thấp kịp thời có thể dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận …. thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.
Vậy làm sao để sơ cứu đúng cách khi bị hạ huyết áp?
Sơ cứu đúng cách khi bị hạ huyết áp, tránh biến chứng nguy hiểm về lâu dài
Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, để sơ cứu bệnh nhân bị hạ huyết áp đúng cách, chúng ta cần xem xét bệnh nhân có tiền sử bệnh tiểu đường hay không.
Nếu không có thì có thể tạm thời loại bỏ suy nghĩ người bệnh bị hạ đường huyết và tập trung vào sơ cứu hạ huyết áp. Người nhà cần thực hiện cứu bệnh nhân theo những bước sau:
– Nhanh chóng đưa bệnh nhân vào nơi thoáng mát, đặt bệnh nhân nằm xuống nơi bằng phẳng, dùng gối kê đầu và chân, nên kê gối chân cao hơn đầu.
– Pha chế và cho bệnh nhân uống trà gừng, nước sâm, cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm muối, bột tam thất, rau cần tây, nước nho… rồi đặt bệnh nhân nằm xuống nghỉ ngơi.
Nếu không có sẵn những loại nước trên, bạn có thể cho bệnh nhân uống nhiều nước lọc, nước đun sôi để nguội sẽ kích thích nhịp tim trong thời gian ngắn, nâng cao chỉ sổ huyết áp tạm thời.
Bạn cũng có thể cho bệnh nhân nhâm nhi một chút sô cô la vì chứa nhiều flavon giúp bảo vệ thành mạch máu, từ đó huyết áp ổn định hơn.
Hoặc nếu bệnh nhân có sử dụng thuốc chữa hạ huyết áp do bác sĩ kê thì nhanh chóng cho bệnh nhân uống.
– Theo dõi bệnh nhân thật kỹ. Nếu các triệu chứng được cải thiện, hãy nâng bệnh nhân ngồi dậy từ từ, nhắn người bệnh cử động chân và tay vài phút trước khi ngồi dậy.
Nếu không thấy đỡ hơn cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa thăm khám tình trạng bệnh.
Đây là bước quan trọng, không được chủ quan vì có thể dẫn đến biến chứng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận, tai biến mạch máu não … cực nguy hiểm đến tính mạng.
Chuyên gia khuyên, người thường xuyên bị hạ huyết áp cần ăn uống đủ chất, uống nhiều nước, hạn chế rượu bia, chất kích thích, ăn nhiều rau quả, ăn nhiều bữa trong ngày, hạn chế bột và đường, có thể ăn mặn hơn người bình thường một chút, không được bỏ bữa, luôn mang bên người đồ ăn vặt như kẹo gừng, sô cô la…
Tập thể dục thường xuyên nhưng nhẹ nhàng như đi bộ, tập thể dục dưỡng sinh,…
Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.
Trân trọng cảm ơn quý vị đã dành thời gian ghé thăm kênh Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe