CẢ ĐỜI KHÔNG LO MẮC BỆNH DA DÀY NẾU TUÂN THỦ THỜI GIAN BIỂU NÀY CỦA GIÁO SƯ06:34

CẢ ĐỜI KHÔNG LO MẮC BỆNH DA DÀY NẾU TUÂN THỦ THỜI GIAN BIỂU NÀY CỦA GIÁO SƯ.

Theo các nghiên cứu và thống kê lâm sàng, nguyên nhân gây bệnh dạ dày phần lớn xuất phát từ thói quen sinh hoạt sai cách. Con người tự làm lệch đồng hồ sinh học của dạ dày dài ngày gây ra bệnh và trở nên trầm trọng.

Giáo sư y khoa Triều Ân Tường, Khoa Trung y, Bệnh viện hữu nghị Trung Nhật, TQ chia sẻ, bệnh dạ dày thực ra không phải là căn bệnh nghiêm trọng, nó nguy hiểm ở chỗ chúng ta không biết cách bảo vệ dạ dày. Giáo sư Tường cho biết, nếu để dạ dày làm việc đúng lịch, không những không gây ra bệnh, mà người có bệnh rồi chăm sóc đúng cách còn tốt hơn cả uống thuốc. Sau đây là “thời gian biểu” của dạ dày, ai cũng nên tham khảo.
7 giờ: Uống một cốc nước ấm, thể dục buổi sáng không để nhiễm lạnh
Sau một đêm ngủ dài, cơ thể bị mất nước, khi tỉnh dậy bổ sung nước ấm sẽ làm cho cơ thể như được “tưới” ngay, nước di chuyển đến mọi ngóc ngách của các cơ quan nội tạng, làm tỉnh giác quan.
Giáo sư Tường lưu ý rằng, cả đêm nằm ngủ, cơ thể rơi vào trạng thái lạnh, ngủ dậy uống nước lạnh sẽ ảnh hưởng dạ dày, hãy nhớ là uống nước ấm mới mang lại hiệu quả.
Do dạ dày nằm sát bên ngoài thành bụng, chỉ có 1 lớp da mỏng che quanh dạ dày, nên rất dễ bị nhiễm lạnh. Vì thế khi đi tập thể dục buổi sáng, nhất là vào mùa lạnh, bạn nên chú ý mặc đồ kín vùng bụng để đảm bảo dạ dày luôn được bảo vệ ấm áp.
Tốt nhất là nên tập thể dục vào thời điểm sau bình minh, khi đã có ánh sáng mặt trời.
7 giờ 30- 8 giờ: Ăn sáng bằng món ấm
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thói quen nhịn ăn sáng có thể gây ra khoảng 11,7% các bệnh về gan, mật và 36% bệnh dạ dày.
Một bữa sáng hoàn hảo và cân bằng nhất bao gồm có thành phần dinh dưỡng từ ngũ cốc, sữa, thịt, đậu và chút hoa quả, rau xanh. Ăn càng đủ chất bao nhiêu, năng lượng sống trong một ngày càng cao bấy nhiêu.
9 giờ 30 – 10 giờ: Đứng dậy đi lại một chút
Giữa buổi, hãy dừng công việc, đứng dậy vận động nhẹ một chút, có thể uống thêm nước, ăn chút trái cây để bổ sung nước và vitamin, tích lũy huyết dịch, thúc đẩy tuần hoàn máu và tăng cường bài tiết.
11 giờ 30 – 12 giờ: Uống canh trước khi ăn trưa, bổ sung chất đạm
Khi chúng ta ăn quá nhiều món khô cứng hoặc kết dính vào đầu bữa ăn sẽ khiến cho dạ dày cảm thấy nặng nề. Vì thế thói quen tốt là bạn nên uống một chút canh trước khi ăn. Sau đó bắt đầu một bữa trưa chậm rãi và đa dạng thực phẩm.
Khi ăn canh, dạ dày sẽ thông thoáng, giúp tiết dịch tốt và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, tiêu hóa cũng dễ dàng và dạ dày làm việc nhẹ nhàng hơn.
Lưu ý là bạn không nên ăn canh trộn cơm. Người có bệnh về dạ dày lại càng phải chú ý tránh xa thói quen này. Bởi vì trên thực tế, khi ăn canh trộn cơm, chúng ta sẽ không nhai kỹ, thậm chí gần như nuốt chửng. Thức ăn trực tiếp vào sẽ làm dạ dày làm việc quá tải, khó tiêu hóa.
Bữa ăn trưa nên ăn chất đạm như thịt, cá, đậu. Ăn trưa xong nên đứng một chút rồi mới ngồi, không nên lập tức đi lại sẽ gây bệnh dạ dày.
13 giờ: Nghỉ trưa 30 phút để tiêu hóa
Mỗi bữa trưa bạn nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút, thư giãn toàn cơ thể, cho não nghỉ, hệ tuần hoàn, huyết dịch và dạ dày cũng được nghỉ theo. Đây cũng là giai đoạn giúp dạ dày hấp thụ dinh dưỡng, tiêu hóa nhanh chóng.
Tuy nhiên không được nằm ngủ trên bàn làm việc, vì cúi gập người là động tác gây bất lợi cho dạ dày sau khi ăn, gây đau phần ngực và phần bụng.
15 giờ: Tìm bạn để trò chuyện, ăn nhẹ
Thật lạ nếu như áp dụng lời khuyên này. Nhưng thực tế, việc trao đổi chuyện trò giữa giờ làm việc sẽ làm bạn giảm căng thẳng. Nghiên cứu cho thấy, căng thẳng khiến bệnh dạ dày tăng cao, khi nói chuyện sẽ giảm sự tức giận hay áp lực bên trong, làm giảm tỉ lệ mắc bệnh dạ dày.
Thời tiết lạnh, tâm trạng con người cũng bị hạ thấp, uể oải và dễ cáu giận. Nói chuyện với người khác là một cách làm dịu tâm trạng, đồng thời điều hòa dạ dày hiệu quả.
17 giờ 30 – 18 giờ: Đừng ăn tối quá no
Nguyên tắc ăn tối đúng nhất là ăn khoảng 70-80% thì dừng lại, đừng ăn quá no. Cách tốt nhất là giữa các bữa ăn, bạn nên ăn phụ một chút thức ăn, để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng trong ngày. Không nên ăn cùng lúc quá nhiều thức ăn, tạo áp lực không đáng có cho dạ dày.
19 giờ: Nên đứng lên cho dạ dày làm việc
Nhiều người có thói quen ngồi nhiều hoặc nằm ngay sau khi ăn. Điều này thực tế đã gây ảnh hưởng lớn đến dạ dày.
Cách tốt nhất là bạn nên đứng một chút sau khi ăn để dạ dày làm việc nhẹ nhàng hơn. Đặc biệt là những người hay bị cảm giác “nóng” trong dạ dày. Khi đứng lên, dạ dày sẽ dễ dàng co bóp, không làm trào ngược thức ăn lên thực quản, làm giảm các triệu chứng đau.
Sau khi ăn trong vòng 30 phút tuyệt đối không nên hoạt động mạnh hay tập thể dục, để đảm bảo an toàn cho dạ dày.

Trân trọng cảm ơn quý vị đã dành thời gian ghé thăm kênh Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe.

Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.

BAN QUẢN TRỊ

Enjoyed this video?
"No Thanks. Please Close This Box!"