Theo một ước tính của Liên Hợp Quốc vào năm 2022, có khoảng 593.000 người trăm tuổi trở lên trên khắp thế giới. Liên Hợp Quốc dự báo đến năm 2050, số người sống trên trăm tuổi có thể lên đến 3,7 triệu người.
Hiện tại, hai người già nhất còn sống là María Branyas Morera, một phụ nữ Tây Ban Nha, 115 tuổi và cụ bà Fusa Tatsumi, sống ở Osaka, Nhật Bản, cũng 115 tuổi nhưng trẻ hơn Morera 52 ngày.
Các chuyên gia nghiên cứu về tuổi thọ cho biết, lý do giúp một người có thể sống trăm tuổi bắt đầu từ DNA của họ, tức những gene tốt được thừa hưởng từ cha mẹ.
S. Jay Olshansky, giáo sư sức khỏe cộng đồng của Đại học Illinois ở Chicago, cho biết: “Nếu cha mẹ bạn sống càng lâu, bạn càng có nhiều khả năng sống khỏe mạnh và trường thọ hơn”.
Vẫn còn có nhiều tranh cãi xoang quanh việc mức độ di truyền ảnh hưởng đến tuổi thọ của một người so với lối sống của họ. Theo Jamie Justice, giáo sư lão khoa tại Đại học Wake Forest (Mỹ) cho biết, một số nghiên cứu gợi ý rằng, yếu tố di truyền quyết định khoảng 25% tuổi thọ, 75% còn lại liên quan đến môi trường và lối sống.
Bác sĩ Luigi Ferrucci, một chuyên gia về lão khoa và dịch tễ học cho biết, các nhà nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng, sự căng thẳng có ảnh hưởng trực tiếp đến một số cơ chế sinh học của quá trình lão hóa.
Tuy nhiên, Ferrucci cho biết những người sống trăm tuổi thường là có đặc điểm sinh học khác biệt. Họ có sự dẻo dai và bền bỉ về sinh học để sống lâu bất chấp mọi thứ chống lại họ.
Mục tiêu của chúng ta không nhất thiết phải sống đến 118 tuổi, mà là phải sống tốt những năm ta có trong đời. Đối với những người không được trời phú cho một bộ gene tốt, mục tiêu không phải là vượt qua giới hạn về tuổi thọ của con người. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu muốn tìm ra cách mọi người có thể có cuộc sống trọn vẹn, khỏe mạnh với thời gian họ có.
***
Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên chia sẻ video này cho gia đình, bạn bè và người thân nếu bạn thấy hữu ích.