Virus corona Vũ Hán là gì từ đâu ra và cách phòng tránh
Virus corona Vũ Hán, tên chính thức là 2019-nCoV đã lây nhiễm lên hàng trăm người, với hàng chục ca tử vong (tính tới ngày 26/01/2020 khoảng thế giới đã ghi nhận 2019 trường hợp dương tính với virus và có 56 người người đã thiệt mạng – theo số liệu của Bộ Y tế Việt Nam).
Virus này bùng phát ở một khu chợ tỉnh Vũ Hán chuyên bán hải sản và động vật sống như sói và cầy hương. Đến nay virus này đã lan rộng ra nhiều thành phố. Chính phủ Trung Quốc đã phong toả nhiều nơi nhằm ngăn chăn sự lây lan của loại virus chết người này. Hiện đã phát hiện một số ca nhiễm tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan…và cả Việt Nam.
Điều đáng chú ý là virus này có khả năng lây nhiễm từ người sang người, cùng nhóm với virus SARS đã cướp đi hàng trăm sinh mạng năm 2002-2003. Các nhà nghiên cứu đang chạy đua tìm hiểu liệu virus này có khả năng bùng phát thành đại dịch như SARS từng làm chết 774 người ở 37 quốc gia không?
Virus phát tán bằng cách nào?
Công việc khẩn cấp nhất lúc này là xác định con đường lây lan của virus. Chính phủ Trung Quốc đã xác nhận một số ca bệnh là do lây truyền từ người sang người. Tuy nhiên không biết đây có phải là con đường truyền nhiễm thông thường của virus này hay không?
Theo dõi tốc độ xuất hiện các ca mới mắc và thời điểm triệu chứng xuất hiện ở từng ca sẽ giúp các nhà khoa học xác định liệu virus có truyền nhiễm từ người sang người và liệu dịch bệnh kéo dài bao lâu?
Mức độ nguy hiểm của virus này ra sao?
Nhưng ca nhiễm virus này ban đầu có tỉ lệ viêm phổi cao khiến chuyên gia lo ngại đây có thể là một loại virus vô cùng nguy hiểm. Quan ngại này giảm đi đôi chút sau khi xuất hiện các ca nhiễm có triệu chứng nhẹ hơn.
Tỷ lệ 56 người chết trên 2019 người nhiễm cho thấy virus này có thể không nguy hiểm như SARS. Tuy nhiên còn quá sớm để kết luận về mối đe doạ của virus này.
Giả thuyết đầu tiên đặt ra là virus corona Vũ Hán bắt nguồn từ một loài động vật nào đó, và lây lan sang người từ một khu chợ hải sản và động vật ở Vũ Hán. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất công bố trên tạp chí y khoa Lancet ngày 24-1 lại phát hiện ra rằng, người nhiễm corona virus Vũ Hán đầu tiên chưa từng đến chợ hải sản này.
Biết được nguồn gốc phát sinh của virus xảy ra ở đâu là rất quan trọng, bởi vì thông tin này giúp kiểm soát tình trạng dịch bệnh hiện tại, giảm thiểu mức độ lây lan và có thể ngăn ngừa sự trở lại của virus trong tương lai.
Kết quả giải trình tự gen cho thấy virus ở Vũ Hán có quan hệ gần gũi với các loại coronavirus lan truyền trong loài rơi, điển hình là virus SARS và họ hàng của nó. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng một loại động vật có vú khác là vật chủ trung gian, ví dụ virus SARS có thể lây nhiễm sang người qua giống mèo hoang civet.
Chỉ sau hai tuần tiến hành, các phòng thí nghiệm ở Trung Quốc và Thái Lan đã giải trình tự genome của ít nhất 19 dòng virus phân lập từ bệnh nhân bị nhiễm bệnh và công bố rộng rãi dữ liệu này.
Trevor Bedford, chuyên gia về di truyền tiến hóa tại trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchingson, Seattle, Washington, người phân tích các trình tự này cho hay: điều đáng ngạc nhiên nhất là sự kém đa dạng trong trình tự gen của các dòng virus. Điều này cho thấy có thể tổ tiên chung của các dòng virus lây nhiễm sang người này, xuất hiện trong tháng 11 và 12, đã được phát tán một cách nhanh chóng mà không cần tạo nên nhiều đột biến.
Tuy nhiên, dựa vào kết quả hiện tại thì chưa thể kết luận được sự nhân lên của virus diễn ra ở người hay ở động vật trung gian. Rất có thể nhiều ca mắc bệnh xảy ra là do sự lặp đi lặp lại của quá trình lây nhiễm từ động vật sang người; hoặc có thể là do sự lây lan thứ cấp từ người sang người, sau khi virus đã xâm nhập vào một nhóm nhỏ.
Những phân tích chi tiết hơn về trình tự gen của virus sẽ giúp các nhà khoa học giải đáp thắc mắc này, và hơn thế còn chỉ ra loại thay đổi di truyền nào đã giúp virus nhảy từ động vật sang người, thúc đẩy sự lây truyền của virus một cách hiệu quả.
Hiện tại, chưa có một loại thuốc nào tiêu diệt được sự lây nhiễm của SARS và các loại coronavirus khác trên người, cũng như chưa có một loại vaccin nào được cho phép sử dụng để ngăn ngừa sự lây nhiễm của virus này.
Nguy cơ mắc bệnh và triệu chứng của bệnh
Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh của Mỹ, Centres for Disease Control and Prevention (CDC), đã công bố hướng dẫn nhận biết triệu chứng của loại virus này. Theo CDC, một người có nguy cơ nhiễm bệnh nếu:
(1) sốt hay mắc phải bệnh ảnh hưởng đến hô hấp như ho hay khó thở; đã từng đến Vũ Hán hoặc tiếp xúc gần những ai bị ốm và hiện tại đang trong diện theo dõi virus trong vòng 2 tuần.
(2) sốt hay mắc phải bệnh ảnh hưởng đến hô hấp sau khi tiếp xúc gần với người được bị xác định là nhiễm virus.
CDC định nghĩa tiếp xúc gần là khoảng cách trong vòng 1,8 mét, hoặc ở chung phòng hay khu chăm sóc bệnh nhân nhiễm virus corona trong thời gian kéo dài mà không có quần áo bảo hộ, hoặc là tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ người nhiễm virus. Các hoạt động tiếp xúc có khả năng lây nhiễm bao gồm: chăm sóc, sống chung, thăm nom, chia sẻ phòng săn sóc.
Nếu những ai có đến Vũ Hán gần đây và có những triệu chứng trên, cần tìm đến cơ sở y tế ngay lập tức, gọi điện thông báo bác sĩ, bệnh viện và tránh tiếp xúc những người khác. Nhóm người có nguy cơ nhiễm bệnh cao là:
(1) Người có hệ miễn dịch yếu: trẻ nhỏ, người lớn tuổi.
(2) Thú nuôi cũng có nguy cơ nhiễm virus này và có thể dẫn đến tử vong.
Làm cách nào để bảo vệ mình?
Hướng dẫn của CDC và các chuyên gia về phương pháp tự bảo vệ bản thân bao gồm:
(1) Tránh tiếp xúc với người có biểu hiện triệu chứng tương tự như viêm phổi hay cảm lạnh thông thường, như ho và chảy nước mũi.
(2) Không chạm vào mắt, mũi, miệng mà không rửa tay.
(3) Rửa tay thường xuyên với nước và xà phòng, cọ xát ít nhất 20 giây.
(4) Dùng nước rửa tay có chứa cồn.
(5) Tránh tiếp xúc với động vật và các khu chợ có bán động vật.
(6) Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn vải hoặc khăn tay
Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.
BAN QUẢN TRỊ