TRỊ MỤN TRẮNG DA LÀM MỜ SẸO CHỈ VỚI 1 NẮM LÁ CHỊ EM NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT07:03

TRỊ MỤN TRẮNG DA LÀM MỜ SẸO CHỈ VỚI 1 NẮM LÁ CHỊ EM NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT. Ngoài công dụng chữa bệnh, loài cây dân dã này lại là một “thần dược” cho sắc đẹp của phái nữ mà không phải ai cũng biết.

Ngải cứu là một “thần dược” cho sắc đẹp của phái nữ mà không phải ai cũng biết, đặc biệt với những người có làn da sần sùi, nhiều mụn…Trong Đông y, ngải cứu vốn là một vị thuốc được nhiều người biết đến với tính hơi ôn, vị cay, dùng làm thuốc ôn khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai, dùng chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều, thai động không yên, thổ huyết, máu cam.

Thế nhưng ngoài công dụng chữa bệnh, ngải cứu lại là một “thần dược” cho sắc đẹp của phái nữ mà không phải ai cũng biết, đặc biệt với những người có làn da sần sùi, nhiều mụn.

Mặt nạ ngải cứu
Lấy lá ngải cứu, rửa sạch rồi giã (xay) nhuyễn chúng đắp lên da khoảng 20 phút. Ngải cứu có tac dụng kích thích lưu thông, tuần hoàn máu, thấm hút sạch các chất nhờn từ da và giúp làn da có thêm độ ẩm mới, tái tạo bề mặt da. Nên đắp mặt nạ 1-2 lần/tuần để có hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt với những người bị mụn trứng cá, đắp mặt nạ đều đặn sẽ mau hết mụn và có một làn da trắng hồng, mịn màng.
Rửa mặt bằng nước ngải cứu
Dùng lá ngải cứu đun sôi kỹ cho nhừ, sau đó lấy vải mỏng lọc lấy nước, để vào lọ, cho vào tủ lạnh dùng dần. Có thể dùng để rửa mặt mỗi sáng hoặc vào buổi tối, sau khi rửa mặt sạch, bạn dùng khăn thấm nước ngải cứu đắp lên mặt, nhất là những vùng da xấu, sau vài phút khăn tự khô, gỡ khăn ra rửa lại bằng nước sạch.
Đun sôi lấy nước uống
Bạn cũng có thể lấy lá ngải cứu tươi đun nước kỹ và chắt uống. Hoặc có thể sao khô cho vào lọ để pha uống dần như pha chè. Trà ngải cứu rất tốt cho cơ thể nhưng bạn cũng không nên dùng quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên pha một nhúm nhỏ và uống khoảng 200ml nước ngải cứu. Nếu thấy trà đắng quá, khó uống thì có thể cho thêm chút đường cho dễ uống.
Cách sao khô: Ngắt lấy thân và lá ngải cứu, rửa thật sạch bụi bặm bằng nước ấm, đem phơi chỗ có bóng che cho khô từ từ, sau đó chặt nhỏ, sao từng nắm trong chảo hay nồi đất dày cho vàng và có mùi thơm, để nguội rồi cất trong lọ đậy kín.
Tẩy tế bào chết
Khi đun ngải cứu lấy nước rửa mặt hoặc nước uống, bạn đừng bỏ phần bã đi mà hãy dùng nó để chà xát nhẹ nhàng khắp bề mặt da. Đây là phương pháp giúp tẩy lớp tế bào chết, làm mềm vùng da sần sùi và chai sạn, giúp huyết mạch lưu thông và làm dịu vết thương. Nhiều chị em (trẻ nhỏ) rất hay bị mụn ở lưng. Để trị rôm sảy, có thể dùng lá ngải cứu vò nát hoặc xay nhuyễn hòa cùng với nước và tắm hàng ngày, sau 1 tuần chắc chắn rôm sảy sẽ hết. Tắm lá ngải cứu thường xuyên còn có tác dụng lột lớp da chết, làm mềm da, giúp huyết mạch lưu thông tốt, làm dịu các chỗ viêm sưng…
Trị sẹo
Bạn có thể lấy một ít tinh dầu ngải cứu, sau đó thêm dầu oliu trộn theo tỷ lệ 1:2. Trước khi đi ngủ hãy rửa mặt thật sạch rồi bôi tinh dầu này lên vết sẹo để qua đêm. Hỗn hợp này sẽ giúp tuần hoàn máu dưới da lưu thông dễ dàng, các tế bào da nhanh chóng được tái tạo do đó sẹo mụn sẽ dần dần biến mất. Kiên trì thực hiện trong thời gian dài sẽ giúp bạn xóa mờ các vết thâm sẹo hiệu quả.

Ngoài ra, “thần dược” cho làn da và sức khỏe này còn có chứa chất chống oxy hóa mạnh bảo vệ da khỏi nguy cơ bị lão hóa, phá vỡ các mô sẹo. Do đó tinh dầu ngải cứu không chỉ trị sẹo mụn trứng cá hiệu quả mà còn là khắc tinh của sẹo lồi rất hiệu quả nữa.
Những người không nên dùng ngải cứu
Ohụ nữ có thai không nên uống ngải cứu với tần suất lớn vì ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân và thai nhi. Nếu người bị viêm gan ăn ngải cứu, khi đó dược chất đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính. Người bị rối loạn đường ruột cũng cần tránh xa ngải cứu.

Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.

Trân trọng cảm ơn quý vị đã dành thời gian ghé thăm kênh Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe.

Enjoyed this video?
"No Thanks. Please Close This Box!"