THỰC PHẨM CHỨA CHẤT ĐỘC MẠNH HƠN THẠCH TÍN 68 LẦN ẨN NẤP TRONG CĂN BẾP05:15

THỰC PHẨM CHỨA CHẤT ĐỘC MẠNH HƠN THẠCH TÍN 68 LẦN ẨN NẤP TRONG CĂN BẾP.

Độc tố vi nấm aflatoxin đã được Tổ chức y tế thế giới xác định là một chất gây ung thư với độc tính mạnh gấp 68 lần thạch tín, gấp 10 lần kali xyanua và mang tính phá hoại cực mạnh đối với các tổ chức tế bào gan. Aflatoxin thường xuất hiện ở những nơi nóng, ẩm. Trong khi đó, phòng bếp là địa điểm hội tụ đủ cả hai yếu tố trên. Do đặc điểm nóng, ẩm quanh năm, lại có nhiều dầu mỡ và đôi khi không được thoáng khí, nhà bếp trở thành nơi tập trung và phát triển của nhiều độc tố gây ung thư, trong đó có aflatoxin.

Điểm mặt nơi aflatoxin “cư ngụ” trong nhà bếp của bạn:

1, Thực phẩm mốc
Aflatoxin là độc chất do một số nấm mốc tiết ra. Vì vậy nó thường xuất hiện trong các loại thực phẩm mốc, đặc biệt là các loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như đậu phộng, bắp, một số hạt có dầu khác, lúa gạo, khoai mì…v.v.
Đặc điểm của độc tố vi nấm Aflatoxin là tốc độ lan truyền cực nhanh. Do đó, ngay cả khi thực phẩm chỉ bị mốc một bộ phận nhỏ, bạn cũng tuyệt đối không nên sử dụng phần còn lại.
Hơn nữa, các chuyên gia y tế khuyên chúng ta không nên dự trữ các loại thực phẩm dễ bị mốc với số lượng quá nhiều hay thời gian quá lâu. Thực phẩm bị mốc nên được vứt bỏ, tránh việc tái sử dụng bằng cách cho gia cầm, gia súc ăn.
Muốn xác định được thực phẩm đã bị mốc hay chưa, bạn chỉ cần đặt chúng trong phòng tối rồi dùng dụng cụ có tia tử ngoại chiếu vào. Thực phẩm có màu huỳnh quang xanh biếc đồng nghĩa với việc chúng có chứa độc tố aflatoxin.
2, Quả hạch bị đắng
Khi ăn phải quả đào hay hạnh nhân có vị đắng, bạn cần lập tức nhổ ra và súc miệng.
Nguyên nhân là bởi vị đắng có trong các loại quả hạch rất có thể bắt nguồn từ aflatoxin sinh ra trong quá trình lên mốc. Thường xuyên tiêu thụ những loại quả hạch có vị đắng sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư gan.
3, Mộc nhĩ đã ngâm lâu ngày
Thời gian vừa qua, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đã ghi nhận vụ việc một nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm, nội tạng suy kiệt do ăn phải mộc nhĩ đã ngâm 3 ngày.
Sau khi chẩn đoán về trường hợp của bệnh nhân này, bác sĩ đã khẳng định nguyên nhân gây ngộ độc là do độc tố vi sinh vật. Trên thực tế, mộc nhĩ ngâm quá lâu sẽ sinh ra hàng loạt chất độc như aflatoxin, mycotoxin…
4, Đũa rửa không sạch
Bản thân những chiếc đũa chúng ta dùng hằng ngày vốn không tồn tại aflatoxin. Tuy nhiên, trong quá trình dùng đũa để ăn những thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như cơm, ngô, đậu phộng… tinh bột dễ dàng bị dính lên đũa.
Nếu không vệ sinh sạch sẽ, tinh bột bám trên những loại đũa này (đặc biệt là đũa gỗ) lâu ngày sẽ sản sinh aflatoxin.
Bởi vậy, bạn nên chú ý rửa sạch đũa, ngâm đũa thường xuyên bằng nước nóng, giấm hoặc muối ăn và chú ý đũa định kỳ 6 tháng một lần.
5, Thớt gỗ
Trong quá trình dùng thớt gỗ để thái hoặc chặt thức ăn, những mảnh vụn từ các loại thực phẩm này sẽ dễ dàng bám trên thớt hoặc lọt vào các khe nứt trên bề mặt.
Nếu không vệ sinh sạch sẽ, trải qua thời gian lâu dài, những mảnh vụn thức ăn này sẽ biến đổi thành aflatoxin cùng nhiều loại vi khuẩn, độc tố khác gây nguy hiểm cho cơ thể.

Quý vị và các bạn hãy bấm nút Đăng ký ( Subscribe) để là người đầu tiên nhận được những Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe (https://goo.gl/6Qq6km) mới nhất. Đồng thời chia sẻ cho gia đình bạn bè và người thân. Đóng góp/ comment nhận xét phía bên dưới để chúng tôi có thể cung cấp cho quý vị và các bạn những thông tin thiết thực và gần gũi nhất với cuộc sống

Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn quý cô bác và anh chị đã dành thời gian quý báu theo dõi và ủng hộ kênh

BAN QUẢN TRỊ

KIENTHUCKHOAHOCVESUCKHOE.COM

Enjoyed this video?
"No Thanks. Please Close This Box!"