TẠI SAO ĐẦU GỐI HAY ĐAU NHỨC 100 NGƯỜI THÌ 99 NGƯỜI ĐỀU KHÔNG BIẾT ĐIỀU NÀY04:52

TẠI SAO ĐẦU GỐI HAY ĐAU NHỨC 100 NGƯỜI THÌ 99 NGƯỜI ĐỀU KHÔNG BIẾT ĐIỀU NÀY.

Đầu gối là bộ phận phải chịu khá nhiều áp lực để duy trì chức năng đi, đứng, ngồi, di chuyển. Khi tuổi càng cao, khí huyết trong cơ thể lưu thông kém, dưỡng chất cung cấp cho đầu gối ngày càng kém đi, cộng với việc bị bào mòn theo thời gian, nên khớp đầu gối rất dễ bị lão hóa. Lúc này, nếu cơ thể bị nhiễm lạnh, hoặc ngồi xổm nhiều, đi bộ xa, leo núi… thì càng làm cho đầu gối bị tổn hại. Đây là lý do tại sao nhiều người lớn tuổi có xu hướng đau đầu gối nhiều hơn sau khi tập thể dục. Tuy nhiên, nếu leo lên núi và đi đường bằng gây chấn thương đầu gối một phần, thì việc xuống dốc, xuống núi sẽ làm tổn thương đầu gối lên đến 5 phần.

Do đó bạn phải nhớ, nếu đầu gối bị lão hóa thì không được đi xuống dốc, vì như thế không khác gì dùng búa đập vào đầu gối, bởi vì:
1. Phương hướng của trọng lực và lực là khác nhau
Khi xuống núi, trọng lực hướng xuống, bản thân cũng tác dụng lực xuống dưới rất nhiều. Nếu không giữ cân bằng tốt sẽ rất nguy hiểm. Khi xuống dốc quá nhanh, chân sẽ mỏi và run rẩy, thậm chí gây ra tai nạn ngoài ý muốn.
2. Các cơ co rút mạnh
Khi đi xuống dốc, cảm giác không mệt bằng lên dốc, nhưng lại khiến các cơ co rút theo kiểu ly tâm, nên người có lực chân yếu rất dễ mệt hoặc mất sức. Đôi chân lúc này có thể sẽ trở nên không linh hoạt, do đó dễ dàng té ngã khi mất tập trung.
3. Lực tác động lên mặt đất khi xuống dốc sẽ gấp 2 lần lên dốc
Khi đi trên một mặt đất bằng phẳng, cơ thể không mất quá nhiều sức lực. Tuy nhiên, khi lên núi rồi xuống dốc, dù giống như là đi bộ nhưng thực sự đây là một bài tập chạy bộ chịu áp lực rất lớn.

Nguyên nhân của đau đầu gối là gì?
1. Rắc rối về chất béo
Đầu gối là khớp quan trọng giúp nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Khi chúng ta tăng cân thì áp lực lên đầu gối cũng tăng lên, làm tăng thêm trọng tải cho đầu gối. Từ đó làm giảm sức bền của đầu gối, dẫn đến các mạch máu xung quanh, hệ thần kinh và các cơ bị chèn ép quá mức. Theo thời gian nó sẽ gây ra đau đầu gối. Nếu cứ tiếp tục tăng cân, cơn đau sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.
2. Thường bị lạnh, chịu hàn
Chúng ta cần biết rằng đau đầu gối có thể liên quan đến sự kích thích từ việc bị lạnh. Khi đầu gối chịu lạnh trong một thời gian dài sẽ làm giảm nhiệt độ da xung quanh, dẫn đến co mạch máu ngoại biên, từ đó giảm lượng máu cung cấp cho các mô đầu gối. Thậm chí còn làm tích tụ acid uric trong máu, gây ra đau.
3. Mệt mỏi mãn tính
Trong thực tế, đau đầu gối cũng liên quan đến thói quen hàng ngày của chúng ta, chẳng hạn như thường xuyên có tư thế không đúng, gắng sức di chuyển, tập thể dục quá mức… Có thể dẫn đến tình trạng tổn thương dây chằng gối hoặc bị mòn khớp, gây đau đầu gối.
4. Do thiếu canxi
Khi thiếu canxi trong sụn gối, sẽ dễ dẫn đến chứng loãng xương, làm xương trở nên cứng, không chịu được áp lực cao. Lúc này nếu đầu gối phải làm việc quá mức hoặc bị gây áp lực cục bộ, nó sẽ dẫn đến đau. Do đó cần điều trị kịp thời chứng loãng xương, bổ sung canxi và kết hợp sự điều trị của bác sĩ.
5. Di chứng chấn thương
Chúng ta có thể gặp phải những chấn thương trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng ít ai để ý rằng sau khi bị thương bởi tác động bên ngoài, có thể sẽ dẫn đến đau đầu gối. Thông thường khi chấn thương được điều trị khỏi, cơn đau gối cũng sẽ dần dần biến mất.

Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.

Trân trọng cảm ơn quý vị đã dành thời gian ghé thăm kênh Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe.

Enjoyed this video?
"No Thanks. Please Close This Box!"