Sau 25 tuổi có những dấu hiệu này tuyệt đối không được chủ quan05:03

Sau 25 tuổi có những dấu hiệu này tuyệt đối không được chủ quan

Bệnh Alzheimer (suy giảm trí nhớ) là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất mọi thời đại. Thế nhưng, hầu hết những người trẻ tuổi lại đang rất chủ quan vì họ cho rằng bệnh này chỉ có thể gặp khi về già… để rồi khi chính bản thân mình mắc phải, thì mới bắt đầu hoang mang!
Phó Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Văn Liệu cho biết, đối tượng của bệnh suy giảm trí nhớ có thể xảy ra với bất kỳ ai, đặc biệt là nhân viên văn phòng, phụ nữ sau sinh, người chịu nhiều áp lực, hay uống rượu bia và thuốc lá, người có tiền sử tổn thương não…
Như chị Mai 29 tuổi ở Hưng Yên, là một ví dụ. Cô thư ký trẻ gần đây liên tục bị sếp nhắc nhở vì hết quên gửi mail lại đến chẳng nhớ việc phải làm, chuẩn bị tài liệu cho sếp họp thì thiếu trước hụt sau…
Ở công sở thì thế, về nhà còn tệ hơn, Mai quên luôn các cuộc hẹn hò với bạn trai, vào bếp rồi lại đi ra ngơ ngẩn bởi không thể nhớ ra mục đích định vào bếp để làm gì…
Với bệnh nhân này, Tiến sĩ Hùng cho rằng chị Mai đang chịu hệ lụy về tâm lý ảnh hưởng đến thần kinh dưới áp lực công việc quá căng thẳng, dẫn đến suy giảm trí nhớ.
Hậu quả của bệnh suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi
Theo các nhà khoa học, con người từ 25 tuổi trở đi, mỗi ngày có tới 3.000 tế bào não chết đi mà không sản sinh thêm. Trong khi đó, mỗi tế bào ở lại phải hứng chịu sự tấn công của 10.000 gốc tự do. Chúng sẽ làm xơ hóa các bao myelin và các đầu sợi trục tế bào thần kinh, gây chết tế bào, khiến chức năng não dần rối loạn.
Mặt khác, áp lực công việc và cuộc sống, chế độ ăn với nhiều đồ ngọt, thực phẩm chiên xào, đồ hộp chứa chất bảo quản và phụ gia, đường hóa học… cũng dễ sản sinh nhiều gốc tự do gây suy giảm nhận thức của não bộ.
Một khi người trẻ mà mắc phải căn bệnh ‘chưa già đã lú’ và nếu không chữa trị kịp thời còn có nguy cơ mắc bệnh teo não và mất trí nhớ, vô cùng nguy hiểm khi về già.
Dấu hiệu suy giảm trí nhớ ở người trẻ
Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết sớm chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ, chúng ta nên biết để chữa sớm:
– Gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch, giải câu đố và các con số
– Cảm thấy công việc nhà trở nên nặng nề, khó nhọc hơn.
– Đột nhiên đi lạc trên chính con đường quen thuộc hoặc không thể nhớ làm thế nào để chơi một trò chơi yêu thích.
– Cảm giác lo lắng gia tăng và dấu hiệu trầm cảm xuất hiện.
– Khó theo dõi các ngày trong tuần, năm. Hiếm khi phân biệt được nữa giờ và vài giờ.
– Thường quên mình đã làm xong việc ở nơi này hoặc nơi khác…
– Rất khó để đọc, tập trung vào văn bản, đánh giá khoảng cách, xác định màu sắc.
– Gặp vấn đề về giao tiếp ( thường ngừng đột ngột khi đang nói chuyện, có lúc quên luôn là mình đang nói cái gì…)
– Thường không sử dụng từ chính xác, những từ hư cấu và từ lạ.
– Đặt và cất giấu đồ vật vào những nơi bất thường, thường xuyên đánh mất hoặc không thể nhớ là mình đã làm gì trước đó.
– Mất hứng thú trong công việc, sở thích…
Phải làm gì?
Để cải thiện tình trạng “chưa già đã lú”, các nhà khoa học khuyên người trẻ cần phải thay đổi lối sống, nên ngủ đủ giấc, tránh stress, giảm cân nếu béo phì, hạn chế rượu bia và các thực phẩm chứa nhiều gốc tự do.
Thường xuyên rèn luyện trí nhớ bằng cách đọc sách, năng giao tiếp xã hội, sắp xếp cuộc sống gọn gàng… Tập thể dục thường xuyên cũng là một cách tốt, để thúc đẩy tuần hoàn, hô hấp, giúp tăng cường ôxy và dinh dưỡng cho não.
Ngoài ra, từ 20 tuổi trở đi, nên bổ sung các sản phẩm có khả năng chống gốc tự do để giúp bảo vệ tế bào thần kinh.

Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.

BAN QUẢN TRỊ

KIENTHUCKHOAHOCVESUCKHOE.CO

Enjoyed this video?
"No Thanks. Please Close This Box!"