Phương pháp tự nhiên chữa 10 bệnh thường gặp mà bất kì ai cũng có thể mắc
Có nhiều phương pháp chữa bệnh tự nhiên đã được đúc kết lại có thể làm giảm các cơn đau khác nhau và làm cho bạn cảm thấy tốt lên rất nhiều.
Nếu vấn đề không nghiêm trọng và bạn hoàn toàn chắc chắn rằng không cần tới bệnh viện, bạn có thể áp dụng các mẹo này để giải quyết.
1. Đau lưng
– Có một vài điểm huyệt ở lưng dưới của bạn, ngay dưới thắt lưng và trên hông như huyệt thận du và huyệt đại trường du. Hãy nhờ ai đó massage những điểm này, bạn sẽ thấy đỡ đau tạm thời.
– Nhờ người thân massage lưng bằng rượu. Trước khi bắt đầu massage, hãy lau sạch vùng da ở lưng. Vẫy một ít rượu lên lưng, rồi nhẹ nhàng thực hiện động tác massage cho rượu thấm vào da.
– Bạn cũng có thể massage bằng dầu gỗ đàn hương. Loại dầu này có tac dụng thư giãn rất tốt làm giảm áp lực lên lưng.
– Khi nâng vật nặng, cần hết sức cẩn thận để tránh đau lưng. Thay vì cúi xuống ngay thắt lưng, bạn hãy chùng đầu gối để hạ thấp người như hình vẽ.
– Thử liệu pháp nhiệt: luân phiên chườm nóng rồi lạnh trong vòng 20 phút. Để chường lạnh, bạn có thể quấn đá trong khăn tắm. Để chường nóng, bạn đun 1 lít nước sôi với 250ml dấm, thêm 2 thìa hương thảo. Để 5 phút, rồi dùng khăn thấm ướt và đắp lên vùng bị đau.
– Chọn loại đệm giường không quá cứng hay quá mềm.
– Bạn cũng có thể tập ngủ theo tư thế bào thai, và đặt một cái gối giữa 2 đầu gối. Nếu nằm ngửa, bạn hãy đặt gối dưới đầu gối.
– Khi ra khỏi giường, trước tiên bạn nên nằm nghiêng 1 bên, rồi trượt 2 chân xuống giường, sau đó nâng người ngồi dậy. Như vậy sẽ không đặt quá nhiều áp lực vào lưng dưới.
2. Đau đầu
– Nằm ngửa và chườm lạnh 15 phút lên vùng bị đau.
– Giả 1 tép tỏi lấy nước, trộn cùng mật ong, sau đó thoa lên vùng bị đau. Phương pháp này sẽ kích hoạt các giác quan và đẩy lùi cơn đau.
– Áp 2 lát khoai tây lên thái dương trong vòng 30 phút.
– Trà bạc hà có tác dụng giảm đau rất hiệu quả.
– Trà hoa cúc cũng có tác dụng giảm đau và cảm giác khó chịu.
– Ngồi thư giãn và massage thái dương, dùng đầu ngón tay di chuyển thành những chuyển động tròn.
3. Nghẹt mũi
– Đun sôi lá cây bạch đàn trong bát. Hít hơi lá bay ra bằng cách cúi đầu xuống bát và hít thở sâu. Cách này sẽ giúp làm khô xoang mũi.
– Bạn cũng có thể thử hỗn hợp lá nguyệt quế, xô thơm và bột quế. Cho hỗn hợp vào nước nóng khoảng 5-10 phút. Mùi hương thảo dược tỏa ra rất mạnh sẽ giải phóng chiếc mũi nghẹt của bạn.
– Mật ong và giấm: Hòa 1 li nước, 2 thìa giấm táo, 2 thìa mật ong với nhau. Để 3 phút trước khi uống.
– Liệu pháp hơi nước: Cho 1 ít nước vào bát, đun sôi cho đến khi nước bắt đầu bốc hơi. Cúi đầu xuống bát, phủ đầu bằng một chiếc khăn rồi bắt đầu hít hơi nước tỏa ra.
4. Hỗ trợ gan và thận
Đi bộ trên đầu gối là một phương pháp giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh gan và thận. Trong Đông y, đây được xem là cách trị mọi loại bệnh. Bạn chỉ cần đặt 1 cái chăn mền trên sàn nhà, sau đó chậm rãi đi bằng đầu gối trên sàn, không dùng tay. Mỗi ngày thực hiện 15 phút là được.
5. Trị viêm da, một số bệnh ngoài da
– Hòa 500g yến mạch vào 1 lít nước. Đun sôi vài phút, đồng thời khuấy đều. Để nguội rồi cho vào một cái khăn, chườm lên vùng bị viêm.
– Lá xạ hương (thyme): Cho một nhúm lá xạ hương vào bát cùng với nước rồi đun sôi cách thủy. Để nguội, sau đó dùng nước trong bát để thoa lên vùng bị viêm. Xạ hương có tác dụng giảm ngứa và ngăn ngừa kích ứng.
– Tinh dầu tràm trà: Nhỏ 1 vài giọt tinh dầu tràm trà vào miếng bông, nhẹ nhàng chà xát lên vùng bị viêm.
6. Đau nửa đầu
– Dùng vỏ chuối: nhỏ vài giọt rượu lên vỏ chuối, đắp lên mặt khoảng 30 phút. Các nhà khoa học tin rằng vỏ chuối có thể hấp thụ độc tố và giảm đau đầu tự nhiện.
– Ăn 100g hạnh nhân mỗi ngày giúp cơ thể tiết ra hóc-môn endorphin, làm giảm cơn đau đầu.
– Trà hoa cúc Chamomile đã được sử dụng hàng trăm năm nay để chống lại các cơn đau nửa đầu.
– Dùng liệu pháp nóng lạnh: Trong một phòng tối yên tĩnh, bạn luân phiên chườm nóng và lạnh lên trán trong 10 phút. Cách này sẽ giúp giảm đau các cơ ở đầu và cải thiện tuần hoàn máu.
7. Táo bón
– Yến mạch: Ăn cháo yến mạch với nước và vài giọt chanh có thể giúp trị táo bón tức thì.
– Cho 1 ít dầu ô liu lên bụng, massage theo chuyển động tròn cùng chiều kim đồng hồ.
– Đem 1 vài quả táo (không vỏ) đi hầm, ăn để hỗ trợ hệ tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa đã hoạt động bình thường, bạn có thể hầm ăn cả vỏ táo.
8. Đau bụng, ợ nóng, khó tiêu
– Uống trà hoa cúc Chamomile sẽ giúp các cơ bụng thư giãn, giảm nhẹ cơn đau bụng.
– Canh gà giúp hết đau bụng, bạn chỉ cần loại bỏ chất béo trong canh và thêm nước chanh vào.
– Chườm nóng lên bụng trong 15 phút.
– Cho bột quế, hoa hồi, bạc hà và húng quế mỗi thứ 1 thìa vào 500ml nước, đun sôi trong 10 phút. Cứ nửa tiếng uống 1 tách sẽ giúp bạn hết đau.
– Hòa 1 thìa baking soda với vài giọt chanh trong 1 cốc nước. Uống chậm để giảm đau bụng.
9. Ho, cảm lạnh và cúm
– Hòa 2 bát nhỏ nước cốt chanh với 7 thìa mật ong. Đun liu riu trong 1,5 giờ. Trong ngày đầu tiên, cứ mỗi 2 giờ lại uống 1 thìa si-rô này. Từ ngày thứ 2, uống 1 thìa mỗi 3 giờ.
– Ăn canh nóng cũng giúp giảm bệnh cúm.
10. Huyết áp cao
Điểm 1 và 2:
Điểm 1 bắt đầu từ phía sau sụn tai đi xuống điểm 2 ở giữa xương cổ. Dùng ngón tay nhẹ nhàng di chuyển từ điểm 1 đến điểm 2, thực hiện mỗi bên tai 10 lần. Lưu ý không ấn mạnh hay xoa bóp mạnh.
Điểm 3:
Bắt đầu từ đỉnh cao của phần dái tai, xoay nhẹ nhàng theo chiều như hình vẽ. Xoa nhẹ nhàng ở hai bên, không ấn mạnh, mỗi bên 10 lần.Với 2 cách đơn giản này, bạn sẽ thấy huyết áp ổn định trở lại nhanh chóng. Phương pháp này giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm stress hiệu quả.
Người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc chung như ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích.
Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.
Trân trọng cảm ơn quý vị đã dành thời gian ghé thăm kênh Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe