Phòng chống ung thư cải thiện tim mạch tiểu đường giá chỉ vài ngàn 1kg04:58

Phòng chống ung thư cải thiện tim mạch tiểu đường giá chỉ vài ngàn 1kg

Được sử dụng phổ biến trong việc nấu ăn của người Châu Á, riềng được mệnh danh là thứ ‘gia vị của cuộc sống’. Không những thế, loại củ này còn được coi là một phương thuốc dân gian có nhiều tác dụng thần kỳ cho sức khỏe.
Nó thường được sử dụng trong y học cổ truyền phương Đông vì mang nhiều đặc tính chữa bệnh giống với củ gừng. Không những thế, rễ của riềng còn đóng vai trò trung tâm trong nhiều bài thuốc của y học cổ truyền Trung Quốc.

Giá trị dinh dưỡng của củ riềng
Trong 100g riềng có chứa:
– 15,3 gram carbohydrate
– 1,2 gram protein
– 1 gram chất béo
– 2,4 gram chất xơ
– 11,8 miligam natri
– 5,4 gram vitamin C

Lợi ích sức khỏe của củ riềng
1. Chống 8 bệnh ung thư
Một trong những lợi ích quý báu của củ riềng đó chính là tác dụng chống bệnh ung thư. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để chứng minh tác dụng ngăn chặn và đẩy lùi các loại ung thư và khối u khác nhau khi sử dụng củ riềng.
Loại củ này được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa ung thư dạ dày, bạch cầu, u ác tính, ung thư tuyến tụy, ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư gan và ung thư đường mật (ung thư ống mật).
Do chứa đặc tính chống oxy hóa và chống viêm cao, riềng có thể làm trợ giảm thiệt hại gây ra cho DNA bởi các gốc tự do và các yếu tố độc hại khác.
2. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Trong y học, củ riềng được sử dụng như một phương pháp phòng ngừa bệnh tim và bất kỳ rủi ro nào liên quan đến hệ thống tim mạch của con người. Loại củ này có thể cải thiện sức khỏe tim bằng cách giảm các cơn co thắt tim và cung cấp máu cho tất cả các cơ quan quan trọng.
Riềng được sử dụng như một phương thuốc chữa đột quỵ và các bệnh liên quan đến tim khác
3. Tăng số lượng tinh trùng
Không giống với các loại thuốc cải thiện chức năng sinh sản, riềng là bài thuốc lành tính, không hề độc hại.
Một nghiên cứu năm 2014 được thực hiện bởi Tạp chí Y học Sinh sản Iran về tác động của củ riềng đối với khả năng sinh sản của nam giới đã kết luận rằng việc áp dụng thảo dược này đã làm tăng số lượng tinh trùng di động lên gấp 3 lần.
4. Chống đái tháo đường
Theo một nghiên cứu được Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ công bố vào năm 2015, chiết xuất metanolic của củ riềng có khả năng chống đái tháo đường. Các bộ phận của của riềng có thể kích thích tái tạo các tế bào và tiết insulin trong tuyến tụy.
Thêm vào đó, chiết xuất riềng đã được nghiên cứu rằng có thể ức chế chuyển hóa carbohydrate, giảm thiểu đường huyết sau ăn.
5. Chữa viêm khớp
Vì riềng có đặc tính chống viêm đáng kinh ngạc nên nó có lợi trong điều trị viêm khớp . Các chất chống viêm như gingerol có trong riềng có thể ức chế tổng hợp tuyến tiền liệt, có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp.
6. Giảm lipid máu và cholesterol
Các flavonoid như kaempferol, quercetin và galanin có trong riềng đóng vai trò chính trong việc giảm mức cholesterol cũng như nồng độ lipid trong máu. Các chiết xuất của riềng được khẳng định là có khả năng chống lại synthase axit béo, do đó làm giảm mức cholesterol cũng như chất béo trung tính.
7. Kiểm soát hen suyễn
Ít ai biết, củ riềng có khả năng điều trị các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp. Loại củ này có tác dụng chống co thắt do hỗ trợ làm giảm đờm, cũng như làm giãn phế quản để giảm mức độ hen suyễn.
Tương tự như vậy, đặc tính chống viêm của loại củ này có lợi trong việc kiểm soát cũng như chữa các bệnh như hen suyễn và hội chứng suy hô hấp cấp tính.

Trong Đông y riềng là loại củ có vị cay thơm, tính ấm vào hai kinh tỳ và vị. Có nhiều tác dụng trong việc chữa khó tiêu, hắc lào, lang ben, tiêu chảy, ho, viêm họng, đau xương khớp…
Nói về tác dụng của riềng đối với bệnh ung thư, đây chỉ là bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị và phòng chống chứ không có tác dụng điều trị triệt để. Tuy nhiên, riềng vừa là thực phẩm, vừa là bài thuốc rất lành tính có sẵn trong dân gian nên mọi người đều có thể sử dụng tại nhà.
Riềng là loại củ có tính nóng nên phụ nữ có thai nên hạn chế sử dụng kẻo làm ảnh hưởng đến thể trạng. Phụ nữ có thai nếu dùng bất cứ loại thảo dược nào để chữa bệnh cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.

Trân trọng cảm ơn quý vị đã dành thời gian ghé thăm kênh Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe.

Enjoyed this video?
"No Thanks. Please Close This Box!"