Mức độ ẩm có thể làm nCoV lây lan chậm hơn
Nghiên cứu mới của Đại học Yale phát hiện ở độ ẩm tương đối 40 – 60% trong nhà, nCoV khó truyền từ người này sang người khác hơn.
Các nhà nghiên cứu ở Đại học Yale, Mỹ, cho rằng sự thay đổi ở độ ẩm tương đối trong nhà từ mùa đông sang mùa xuân và mùa hè có thể khiến tốc độ lây lan của nCoV giảm bớt.
Theo nhóm nghiên cứu, không khí lạnh, khô của mùa đông giúp nCoV, virus gây bệnh Covid-19, lây lan ở người, nhưng khi độ ẩm tăng lên vào mùa xuân và mùa hè, nguy cơ lây lan virus qua các hạt dịch lỏng giảm cả ở ngoài trời và trong nhà như văn phòng. Họ công bố kết quả nghiên cứu hôm 23/3 trên tạp chí Annual Review of Virology.
Akiko Iwasaki, nhà sinh vật học miễn dịch ở Đại học Yale kiêm trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. “Chúng ta dành 90% thời gian trong nhà ở gần nhau”, “Giới nghiên cứu chưa đề cập tới mối quen hệ của nhiệt độ và độ ẩm trong nhà cũng như ngoài trời đối với sự lây lan của virus”.
Nhóm nghiên cứu giải thích chu kỳ theo mùa của các bệnh virus hô hấp đã được công nhận rộng rãi trong hàng nghìn năm. Bệnh dịch hàng năm như cảm lạnh thông thường và cúm mùa tấn công con người như đồng hồ hẹn giờ vào mùa đông ở vùng ôn đới. Ngoài ra, dịch bệnh gây ra bởi virus SARS và nCoV đều xuất hiện trong những tháng mùa đông.
Khi không khí lạnh ngoài trời với độ ẩm thấp nóng lên ở trong nhà, độ ẩm tương đối giảm khoảng 20%, cung cấp không gian thông thoáng cho các hạt dịch lỏng chứa nCoV. Khả năng phản ứng với mầm bệnh của hệ miễn dịch cũng bị ức chế ở môi trường khô, theo Iwasaki.
Iwasaki và cộng sự phát hiện một khoảng độ ẩm tương đối trong nhà giúp hạn chế sự lây lan của virus hiệu quả nhất thông qua quan sát chuột. Chuột ở môi trường có độ ẩm tương đối 40 – 60% giảm đáng kể khả năng truyền virus cho đồng loại so với chuột sống trong môi trường có độ ẩm tương đối thấp hơn hoặc cao hơn.
Tuy nhiên, Iwasaki nhấn mạnh nghiên cứu chỉ tập trung vào sự lây lan qua các hạt dịch lỏng của virus. “Bất kể bạn sống ở Singapore, Ấn Độ hay Bắc Cực, bạn vẫn cần rửa tay và thực hiện cách ly xã hội”.
Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.
Trân trọng cảm ơn quý vị đã dành thời gian ghé thăm kênh Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe.