Nếu có một trong 9 dấu hiệu này rất có thể xương bạn đang có vấn đề
Móng giòn dễ gãy
Móng bị gãy rất khó chịu, nhưng nếu bạn nhận thấy móng bị gãy nhiều hơn bình thường thì có lẽ cần để ý.
Móng có thể bị giòn vì một số lý do, nhưng hai nguyên nhân nổi bật nhất là collagen và thiếu canxi. Collagen là một protein nâng đỡ cho da, mô liên kết và xương. Có thể giữ hàm lượng collagen khỏe mạnh bằng các loại thực phẩm như quả mọng, rau xanh, đậu nành và cam quýt.
Canxi là một khoáng chất không thể thiếu cho sức khỏe của xương – ngoài sữa, bạn cũng có thể lấy canxi từ rau lá xanh và cá mòi. Nếu thiếu một trong những chất này, bạn có thể thấy hậu quả tiêu cực khi làm móng.
Không tập thể dục
Nếu bạn dành phần lớn thời gian của mình trước máy tính và trên đi văng, thì bạn rất có thể có nguy cơ cao bị loãng xương. Tập thể dục không chỉ giúp cơ bắp mạnh mẽ mà còn giúp cho xương chắc khỏe.
Khi tập thể dục – đặc biệt là khi nâng tạ và các bài tập cardio mang trọng lượng cơ thể như chạy bộ hoặc leo cầu thang bộ. Cố gắng đứng lên và đi loanh quanh ít nhất một lần mỗi giờ, đi bộ hoặc chạy bộ sau giờ làm việc và dành thời gian để tập thể dục vào buổi sáng sớm để nâng tạ. Chỉ cần không mắc phải những sai lầm khi tập luyện có thể làm yếu xương.
Tụt lợi
Không dễ phát hiện tình trạng tụt lợi vì nó diễn ra từ từ trong nhiều năm. Lợi sẽ bị tụt xuống khi xương hàm bị mất đi sức mạnh và khối xương. Xương hàm chính là nơi để răng cắm vào, vì vậy khi nó yếu đi, nướu răng có thể tách ra khỏi răng. Một dấu hiệu chính của tụt lợi là bạn bắt đầu bị mất răng.
Khi có tuổi, hãy yêu cầu bác sĩ nha khoa kiểm tra sức khỏe của nướu răng trong các lần khám định kỳ. Ngay cả khi không có vấn đề về nướu răng, bạn sẽ vẫn muốn đảm bảo các biện pháp phòng ngừa như dùng chỉ nha khoa và đánh răng thường xuyên; cũng có thể tăng cường sức mạnh của hàm bằng cách nhai kẹo cao su.
Bị thấp đi
Thật không may, giảm chiều cao khi có tuổi là một thực tế. Nó xảy ra khi khối xương giảm và sụn giữa các xương mòn dần theo năm tháng. Bắt đầu bị thấp đi không phải lúc nào cũng có nghĩa là xương của bạn đang gặp rắc rối, mà nó có thể cho thấy sự suy yếu của các cơ xung quanh cột sống.
Vì xương và cơ luôn hoạt động cùng nhau và thường đạt được và mất đi sức mạnh cùng nhau, nên mất cơ sẽ rất dễ dẫn đến mất xương.
Sức cầm nắm yếu
Nếu bạn nhận thấy sức cầm nắm của mình tệ hơn bình thường, thì có lẽ đã đến lúc gọi bác sĩ và xem bạn có bị mất xương hay không.
Trong một nghiên cứu được thực hiện trên phụ nữ sau mãn kinh, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng lực bóp tay là bài kiểm tra quan trọng nhất khi xác định mật độ khoáng tổng thể của xương. Có sự liên quan giữa lực bóp tay và mật độ xương ở vùng háng, xương sống và cẳng tay.
Một cách để bảo vệ xương – và tăng cường sức cầm nắm – là tập sức mạnh.
Bị gãy xương – trong khi lẽ ra không bị
Một dấu hiệu lớn của yếu xương và mất xương có thể là gãy xương: Nếu bạn, ví dụ, bị gãy xương mắt cá chân trong một sự cố nhỏ như bước hụt, thì có thể đã đến lúc cần kiểm tra xương – đây có thể là dấu hiệu sớm của bệnh loãng xương.
Chuột rút, đau cơ và đau xương
Đau nhức thường đi kèm với tuổi tác – tất cả chúng ta đều lường trước điều đó. Nhưng chúng có thể báo hiệu không chỉ là sự lão hóa của cơ thể. Đau nhức thường xuyên là một dấu hiệu cảnh báo về tình trạng thiếu vitamin D, có thể dẫn đến mất xương.
Nếu bạn cũng thấy mình bị chuột rút thường xuyên, nó có thể là dấu hiệu thiếu hụt vitamin/khoáng chất. Chuột rút đặc biệt phổ biến ở bàn chân và cẳng chân.
Chuột rút chân xảy ra vào ban đêm thường là dấu hiệu cho thấy lượng canxi, magiê và/hoặc kali quá thấp. Nếu những thiếu hụt này tiếp tục trong một thời gian dài, nó có thể dẫn đến mất xương.
Có khung xương nhỏ
Những người có khung xương nhỏ hơn dễ bị loãng xương hơn – một phần vì họ có ít khối xương hơn. Nếu bạn nằm trong số này, thì bạn cần phải tích cực hơn nữa để bảo vệ bộ xương của mình.
Duy trì tập thể dục thường xuyên và bổ sung vào chế độ ăn các loại thực phẩm giàu canxi. Và xem xét kiểm tra xương khi khám sức khỏe hàng năm.
Là phụ nữ có lượng estrogen thấp
Khi hoóc-môn quan trọng này bắt đầu giảm – thường là trong thời kỳ mãn kinh, xương có thể bị ảnh hưởng. Có một giải pháp là liệu pháp thay thế hoóc-môn.
Nếu không chắc chắn về mức độ hoóc-môn của mình, tốt nhất là nên đi khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết hoặc một các sĩ chuyên khoa khác có thể giúp dựa trên nhu cầu cụ thể của bạn.
Nếu có nồng độ estrogen thấp, thì liệu pháp thay thế hoóc-môn, tập thể dục các bài tập tác động cao và chế độ ăn cân đối giàu canxi có thể làm chậm mất xương.
Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.
Trân trọng cảm ơn quý vị đã dành thời gian ghé thăm kênh Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe.