Lở miệng nhiệt miệng sẽ dịu đi ngay lập tức nếu áp dụng một trong 5 mẹo này
Bị lở miệng, nhiệt miệng là một trong những vấn đề thường gặp, nhất là khi chúng ta căng thẳng, thay đổi nội tiết tố, hệ miễn dịch suy yếu hay tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng chúng thường khiến chúng ta cảm thấy đau đớn, khó chịu.
Đặc biệt, nếu không biết cách chăm sóc đúng cách, các vết lở có thể chuyển sang dạng viêm cấp, gây tấy đỏ và rất đau, thậm chí còn có thể gây sốt cao, nổi hạch góc hàm khiến cho việc ăn uống sẽ cực kì vất vả.
Vì vậy, để chữa trị bệnh lở miệng, nhiệt miệng một cách nhanh chóng, chúng ta hãy cùng khám phá 5 mẹo cực hay dưới đây. Đảm bảo, chỉ với những nguyên liệu từ thiên nhiên, các bạn sẽ cảm thấy vết lở dịu đi nhanh chóng chỉ trong vòng một đêm.
1. Sữa chua
Sữa chua có nhiều men vi sinh giúp cân bằng vi khuẩn trong miệng và cơ thể. Ăn nhiều sữa chua sẽ giúp liền vết loét miệng và phòng tránh vết nhiệt miệng mới. Ngoài ra, khi thoa sữa chua lên vùng rộp, vết lở sẽ dịu lại nhanh chóng.
2. Sữa tươi
Sữa tươi giàu canxi và dưỡng chất tốt kháng lại virus gây bệnh. Đặc biệt, chất béo trong sữa sẽ làm chậm quá trình phát triển của mầm bệnh. Khi thoa một chút sữa tươi lên vùng da bị viêm, giữ khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch, áp dụng ngày 4,5 lần, các bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
3. Nha đam
Theo nhiều nghiên cứu, chất nhựa trong nha đam có khả năng gây tê, tính sát khuẩn cao, có tác dụng sát trùng và thanh nhiệt. Vì vậy, sử dụng nha đam có thể giúp làm dịu, điều trị và chữa lành vùng da bị lở. Đồng thời, nó cũng thúc đẩy việc quá trình làm lành diễn ra nhanh hơn, từ đó giảm viêm sưng do mụn nước.
Để trị nhiệt, bạn có thể cắt một đoạn nha đam lấy phần nhựa bôi vào vết bị lở loét ở vùng miệng. Việc sử dụng nước thảo mộc chiết xuất từ lô hội, súc miệng hàng ngày cũng làm giảm nguy cơ mắc phải bệnh nhiệt miệng hơn.
4. Túi trà lọc
Không chỉ mang lại một li trà nóng thơm ngon, những túi trà lọc còn có tác dụng nhiều hơn vậy. Nhờ thành phần giàu chất chống oxy hóa và acid tannic có đặc tính kháng khuẩn, túi trà lọc được dùng rất nhiều để chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp.
Đối với chứng nhiệt miệng, sau khi pha xong túi trà, các bạn chỉ cần chườm lên vùng miệng bị lở, giữ một lúc rồi hẳn rửa sạch. Các chất có lợi trong trà sẽ giúp làm lành vết thương, vết lở loét trong miệng.
5. Tỏi
Tỏi có chứa 3 thành phần chính là Allicin, Liallyl sulfide và Ajoene. Trong đó, Allicin là một trong những chất rất quan trọng, có khả năng diệt khuẩn, sát trùng rất tốt. Do đó, khi ép vài tép tỏi và đặt lên các mụn nhiệt hoặc vết lở trong miệng, khoảng 15 phút, các Allicin trong tỏi sẽ phát huy tác dụng, diệt bỏ những loại vi khuẩn, vi rút gây nên các vết lở, vết nhiệt miệng.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể đem tầm 3 – 4 nhánh tỏi, giã nát, lấy nước cốt. Sau đó, ngậm trong miệng khoảng 10 – 15 phút thì nhổ ra và vệ sinh lại bằng nước muối loãng. Thực hiện liên tục cách này khoảng 3 – 5 ngày sẽ giúp vết nhiệt miệng không còn đau nữa và nhanh lành hơn hẳn.
Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.
Trân trọng cảm ơn quý vị đã dành thời gian ghé thăm kênh Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe.