Kiến thức tổng hợp về các loại vitamin và công dụng đối với sức khỏe10:13

Kiến thức tổng hợp về các loại vitamin và công dụng đối với sức khỏe

Tất cả mọi người đều biết rằng vitamin cần thiết cho sức khoẻ. Nhiều người bổ sung vitamin bằng các chế độ ăn uống khác nhau, dùng thuốc hoặc qua đồ ăn. Nhưng cũng có khá nhiều người chưa thật sự am hiểu những kiến thức về vitamin cần thiết cho cơ thể. Sau đây là danh sách tổng hợp các loại vitamin cần thiết giúp bạn có một cơ thể khoẻ mạnh hơn.
Vitamin A
Vitamin A còn được gọi là retinol, có nhiều chức năng quan trọng cho cơ thể như tăng cường miễn dịch, chống nhiễm khuẩn, tốt cho mắt… Một số nghiên cứu cho biết cơ thể thiếu vitamin A có thể ảnh hưởng đến xương, tăng nguy cơ loãng xương, dễ gãy xương ở người lớn tuổi.
Tác dụng: Làm da tươi trẻ, tóc đẹp, móng tay khỏe, cải thiện thị lực và tăng cường chắc khỏe xương.
Có trong: Cà rốt, trái cây có múi, pho mát, sữa, trứng, cá, mùi tây, rau bina, gan,..
Bị phá hủy do: Nhiệt độ cao, bảo quản lâu
Lượng khuyến cáo mỗi ngày: 0,4-1 mg
Vitamin B1
Vitamin B1, hay còn gọi là thiamin, có tác dụng hỗ trợ các vitamin nhóm B khác giúp phá vỡ và giải phóng năng lượng từ thực phẩm. Thiamin không thể được lưu trữ trong cơ thể, nên bạn cần bổ sung nó trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu uống bổ sung, bạn nên tiêu thụ ít hơn 100 mg vitamin B1/ngày.
Tác dụng: Tăng cường não bộ, hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho xương, bảo vệ tim mạch, giúp ngủ ngon.
Có trong: Men bia, thịt lợn, các loại hạt, yến mạch, kiều mạch, lúa mì, các loại đậu.
Bị phá hủy do: Bảo quản lâu, thêm muối khi nấu, uống cà phê trong bữa ăn.
Lượng khuyến cáo mỗi ngày: 1,3 – 2,6 mg
Vitamin B2
Vitamin B2 hay còn gọi là riboflavin, tốt cho mắt, da, hệ thần kinh, đồng thời giải phóng năng lượng cơ thể từ thực phẩm bạn tiêu thụ. Ánh sáng tia cực tím có thể phá hủy riboflavin, do vậy, bạn nên bảo quản thực phẩm giàu vitamin B2 ở nơi tối, thoáng mát.
Tác dụng: Tái tạo tế bào, cải thiện thị lực, tăng cơ bắp.
Có trong: Sữa, hạnh nhân, trứng, nấm, kiều mạch, pho mát, men bia, thịt.
Bị phá hủy do: Tác động của ánh sáng lâu dài
Lượng khuyến cáo mỗi ngày: 1,3 – 3 mg
Vitamin B5
Vitamin B5, hay axit panthothenic được tìm thấy trong hầu hết các loại thịt và rau củ như thịt gà, thịt bò, khoai tây, cà chua… nhưng không được lưu trữ trong cơ thể, nên bạn cần bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày.
Tác dụng: Cải thiện trí nhớ, tâm trạng, hồi phục nhanh sau ốm, ổn định mạch máu, bảo vệ tim mạch.
Có trong: Thịt gà, lòng đỏ trứng, các sản phẩm từ sữa, trứng cá muối, các loại đậu, các loại hạt, gạo, súp lơ xanh, bột yến mạch.
Bị phá hủy do: Làm lạnh nhiều lần.
Lượng khuyến cáo mỗi ngày: 5 mg
Vitamin B6
Vitamin B6 còn được gọi là pyridoxine, cho phép cơ thể sử dụng và lưu trữ năng lượng từ protein và carbohydrate trong thức ăn, đồng thời tạo hemoglobin trong các tế bào máu đỏ mang oxy đi khắp cơ thể. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều vitamin B6 (hơn 200 mg/ngày) trong một thời gian dài có thể gây mất cảm giác ở chân, tay, gọi là bệnh thần kinh ngoại biên.
Tác dụng: Trẻ hóa cơ thể, tăng cường hệ thống thần kinh, ổn định mạch máu.
Có trong: Ngũ cốc, lúa mì, salad rau xanh, cải bắp, chuối, quả óc chó, cá hồi, thịt.
Bị phá hủy do: Tác động của ánh sáng lâu dài.
Lượng khuyến cáo mỗi ngày: 1,6 – 2 mg
Vitamin B12
Vitamin B12 có nhiều chức năng quan trọng như bảo vệ các tế bào máu đỏ, hệ thống thần kinh, giải phóng năng lượng từ thực phẩm, sản xuất axit folic. Cơ thể thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu. Thông thường, vitamin B12 có trong thịt, cá, sữa, thường ít được tìm thấy trong thực phẩm tự nhiên như trái cây, rau, ngũ cốc, vì vậy, người ăn chay có thể không nhận đủ loại vitamin này.
Tác dụng: Kiểm soát cân nặng, cải thiện miễn dịch, tăng trí nhớ, cải thiện bộ máy tiêu hóa.
Có trong: Đậu nành, rau bina, tảo bẹ, hàu, cá, sữa, pho mát, lòng đỏ trứng, thịt.
Bị phá hủy do: Tác động bởi ánh sáng và nhiệt độ cao.
Lượng khuyến cáo mỗi ngày: 2- 5 mg
Vitamin C
Vitamin C còn gọi là axit ascorbic, giúp bảo vệ tế bào khỏe mạnh, duy trì các mô liên kết, đồng thời chữa lành vết thương. Cơ thể thiếu vitamin C thường gây ra bệnh còi xương. Bạn có thể nhận được đủ lượng vitamin C bằng cách tiêu thụ chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng. Tuy nhiên, Bộ Y tế Mỹ khuyến cáo nếu bạn uống thực phẩm bổ sung, nên dùng ít hơn 1.000 mg vitamin C mỗi ngày, nếu không có thể gây đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, khó chịu.
Tác dụng: Tốt cho da, tóc và móng tay, cải thiện tâm trạng, hỗ trợ miễn dịch.
Có trong: Thì là, trái cây có múi, quả tầm xuân, trái cây có màu đỏ, súp lơ, đậu Hà Lan, củ cải, măng tây, kiwi.
Bị phá hủy do: Nấu nướng ở nhiệt độ cao.
Lượng khuyến cáo mỗi ngày: 70 mg
Vitamin D
Thiếu vitamin D trong cơ thể có thể dẫn đến biến dạng xương, gây bệnh còi xương ở trẻ em, đau và loãng xương ở người lớn. Ngoài bổ sung bằng thực phẩm, bạn có thể bổ sung vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều vitamin D có thể khiến cơ thể thừa canxi, gây tổn thương thận, làm mềm xương.
Tác dụng: Tốt cho xương, kiểm soát quá trình đông máu, thải độc, cải thiện tâm trạng, bảo vệ tim mạch, ổn định mạch máu.
Có trong: Pho mát, bơ, lòng đỏ trứng, cá, hải sản, khoai tây, dầu thực vật, thịt bò.
Bị phá hủy do: Nấu ở môi trường kiềm.
Lượng khuyến cáo mỗi ngày: 2 – 5 mg
Vitamin E
Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa, bảo vệ màng tế bào, giúp duy trì làn da, mắt và tăng cường miễn dịch. Nếu bạn uống thực phẩm bổ sung vitamin E, nên uống ít hơn 540 mg mỗi ngày để không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Tác dụng: Trẻ hóa, cải thiện tâm trạng, hồi phục nhanh, bảo vệ cơ thể trước tác động của môi trường.
Có trong: Thịt, dầu hướng dương, ngô, hạt bí, dầu oliu, các loại hạt, sản phẩm từ sữa, gan động vật.
Bị phá hủy do: Bảo quản lâu.
Lượng khuyến cáo mỗi ngày: 30 -50 mg
Vitamin K
Vitamin K rất cần thiết cho sự đông máu, giúp chữa lành vết thương đúng cách. Một người trưởng thành cần khoảng 0.001 mg vitamin K mỗi ngày cho mỗi kg trọng lượng của họ. Chẳng hạn, nếu bạn nặng 65 kg, bạn cần 0.065 mg vitamin K/ngày.
Tác dụng: Chữa lành vết thương, kiểm soát quá trình đông máu, sản xuất lượng prothrombin cần thiết cho máu.
Có trong: Rau bina, tầm xuân đỏ, cải bắp, súp lơ, cải bắp đỏ, cà rốt, cà chua, dâu tây, trà xanh, tảo bẹ.
Bị phá hủy do: Bảo quản lâu, tác động của ánh sáng lâu dài.
Lượng khuyến cáo mỗi ngày: 1 – 2 mg

Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.

BAN QUẢN TRỊ

KIENTHUCKHOAHOCVESUCKHOE.COM

Enjoyed this video?
"No Thanks. Please Close This Box!"