GIÁO SƯ ĐÔNG Y 97 TUỔI HƯỚNG DẪN TỰ CHẾ THUỐC TRƯỜNG THỌ ĐỂ DÙNG HÀNG NGÀY07:03

GIÁO SƯ ĐÔNG Y 97 TUỔI HƯỚNG DẪN TỰ CHẾ THUỐC TRƯỜNG THỌ ĐỂ DÙNG HÀNG NGÀY.

Sống khỏe đã khó, để khỏe và trường thọ lại càng khó hơn. Nhưng điều đó hoàn toàn có thể nằm trong tầm tay nếu sớm hiểu được nguyên tắc và tuân thủ theo bí quyết này của danh y.

Chúng ta luôn muốn sống khỏe mạnh và trường thọ, nhưng nền tảng để đạt được điều ấy không phải ai cũng biết. Hoặc khi biết rồi, không phải ai cũng kiên trì thực hiện. Sức khỏe, tuổi thọ và kinh nghiệm dưỡng sinh của các danh y đại sư của Trung Quốc luôn là biểu tượng cho rất nhiều người dân nước này ngưỡng mộ và làm theo.

Sống là thuận theo tự nhiên, dựa trên sự vận hành của đất trời
Giáo sư Nhan Chính Hoa, sinh tháng 2/1920, là chuyên gia nổi tiếng tại Đại học Trung y dược Bắc Kinh, đồng thời được xem là “chiến sĩ” trong lĩnh vực dưỡng sinh tại Trung Quốc, tác giả của cuốn sách bán chạy “Sự thần kỳ ẩn dấu trong những điều bình dị” nói về những điều kỳ diệu và sức mạnh của việc dưỡng sinh.
Giáo sư Hoa kể rằng, hồi trẻ ông cũng chỉ vô tình bước vào con đường y học truyền thống Trung Quốc, sau đó liên tục làm việc cho đến nay, trong lòng cảm thấy vừa thiết thực vừa thỏa mãn khi đã chọn theo đuổi ngành Đông y đến cuối cuộc đời.
Với ông, sau hơn 70 năm hành nghề, Đông y không chỉ là công việc kiếm sống, mà còn có thể mang lại những kiến thức quý giá, áp dụng vào hiện thực cuộc sống cá nhân một cách hiệu quả, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc đời ông.
Giáo sư Hoa cho rằng, ý thức tập thể dục đều đặn, thói quen ăn uống và nâng niu sức khỏe tinh thần là những vấn đề mà kiến thức Đông y đã dạy cho ông. Nói như lời của con cháu ông thì, bất kỳ điều gì diễn ra xung quanh ông đều mang hơi thở của một bác sĩ Đông y.
Giáo sư Nhan Chính Hoa dù đã hơn 97 tuổi nhưng vẫn duy trì công việc khám chữa bệnh.
Bản thân giáo sư cũng rất thích cách ví von này, vì kể từ khi ông làm Đông y đến nay, không chỉ học tập nghiên cứu, phục vụ điều trị, mà còn hiểu biết rõ những giá trị của sinh mệnh, của sức khỏe.
Nhờ có kiến thức về Đông y, mà ông hiểu được sự vận hành tự nhiên của đất trời, để thuận theo đó mà ứng xử.
Ví dụ như ăn uống chừng mực, thói quen bình thường lành mạnh, không làm việc lao lực quá sức. Vì vậy mà khi đã hơn 97 tuổi rồi, ông vẫn duy trì được sức khỏe dồi dào như trước, tinh thần vui vẻ, trí tuệ minh mẫn, làm việc bình thường.
Rất nhiều người đã hỏi: “Giáo sư Hoa, ông có thể tiết lộ bí quyết sống khỏe của ông cho chúng tôi được hay không?” Mọi người nói rằng, là một Quốc y Đại sư của Trung Quốc, chắc chắn tôi sẽ có những bí quyết khác thường. Nếu không thì không thể sở hữu một thân thể mạnh khỏe như hiện tại.
Những lúc như vậy, tôi đều nhìn họ cười và nói, rất khó để có một lời khuyên ngắn gọn. Quan trọng là bạn phải tự biết điều tiết, không có bí quyết gì ghê gớm, bản thân mỗi người đều phải tự chăm sóc sức khỏe của chính mình. Cách dưỡng sinh của tôi rất đơn giản.
Thứ nhất, sống đến đâu, vận động đến đó
Ngay từ khi còn trẻ tôi đã ý thức rất rõ về tầm quan trọng của việc tập thể dục, tạo thành thói quen hàng ngày. Theo tuổi tác, sức khỏe thay đổi thì các bài tập thể dục cũng thay đổi theo cho phù hợp.
Khi tôi còn trẻ chủ yếu sống ở trong trường đại học. Việc đầu tiên sau khi thức dậy vào buổi sáng là ra sân vận động chạy 3 vòng. Nếu chạy xong khoảng 1200m mà cảm thấy chưa hài lòng với việc vận động thì sẽ tập thêm 10 phút thái cực quyền. Liên tục nhiều năm thực hiện việc này đều đặn, không ngày nào nghỉ.
Đến khi bước vào tuổi trên 50, sức khỏe bắt đầu giảm xuống, thể lực không cho phép nên thay vì chạy chậm 3 vòng, tôi chỉ chạy trong khoảng 20 phút và tập thái cực quyền. Vào cuối mỗi buổi chiều tối, nếu rảnh rỗi thì tôi sẽ đi tản bộ khoảng 1 giờ đồng hồ.
Sau khi bước vào tuổi 80, sức khỏe giảm sút rõ rệt. Thậm chí khi 95 tuổi, tôi đi leo núi ở Hàng Châu về đã bị đau đầu gối. Vì thế buộc phải giảm tập thể dục, nhưng không được phép bỏ tập, mà duy trì tập nhẹ. Sau bữa ăn sáng được một lúc, tôi sẽ đi bộ chậm khoảng 1 tiếng, làm một số động tác thể dục tự do, khi thời tiết xấu thì duy trì tập trong nhà. Ít nhiều gì cũng đều phải tập.
Bây giờ dù tôi đã hơn 97 tuổi nhưng vẫn cảm thấy lưng chưa bị đau, chân vẫn còn sức lực. Mỗi tuần vẫn duy trì khám chữa bệnh cho bệnh nhân trong vòng 1 buổi. Đây có thể nói là do tôi đã kiên trì tập thể dục để được khỏe mạnh như vậy.
Thứ hai, phải có lá lách dạ dày tốt thì tuổi thọ mới dài
Một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh rằng, tôi luôn chú trọng đến việc chăm sóc lá lách và dạ dày. Trong suốt cuộc đời điều trị cho bệnh nhân, tôi rút ra một kinh nghiệm sâu sắc rằng, những người khỏe mạnh, sống thọ đều sở hữu tì vị khỏe, ăn uống khẩu vị tốt, ngon miệng, tiêu hóa thuận lợi.
Nhìn ở góc độ đông y, tì vị chính là cái gốc của tương lai. Vì thế mỗi lần ăn uống, tôi đều chú ý đến điều này, làm sao tốt nhất cho tì vị, có ý thức ăn thêm một số món ăn bổ dạ dày lá lách như khoai sọ, khoai mỡ, khoai lang, rau xanh. Món ăn có lợi cho dạ dày bao nhiêu, càng giảm gây bệnh cho chúng bấy nhiêu.
Vào khoảng thời gian năm tôi 86 tuổi, có lần đã mắc bệnh dạ dày, nhưng nhờ ý thức này mà tôi đã đánh bại bệnh tật. Mà thời điểm đó, không có bí quyết gì đặc biệt, chỉ chú ý thay đổi những tiểu tiết và thói quen hàng ngày, dùng những phương pháp dưỡng sinh đơn giản.
Vấn đề chính để đi đến thành công chính là sự kiên trì, thì sẽ có lợi rất lớn cho cuộc sống sau này, kể cả khi đã già, tôi vẫn không ngừng thực hiện việc dưỡng sinh.
Tập thể dục đều đặn và chăm sóc dạ dày lá lách chính là bí quyết mà tôi đã đúc rút được trong suốt quá trình hành nghề y của mình, áp dụng nó vào cuộc sống cá nhân. Việc này đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được. Hãy coi đó là 2 viên “thuốc trường thọ” bổ dưỡng nhất bạn nên uống mỗi ngày.

Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.

Trân trọng cảm ơn quý vị đã dành thời gian ghé thăm kênh Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe.

Enjoyed this video?
"No Thanks. Please Close This Box!"