Ăn không chỉ để no bụng, mà còn có thể phòng bệnh, dưỡng bệnh, lấy thức ăn làm “thuốc”. Nếu ngày thường chúng ta chú ý đến ăn uống, coi thực phẩm là thuốc, thì sức khỏe sẽ được chăm sóc kỹ càng như có bác sĩ bên cạnh. Ăn uống đúng cách sẽ tốt hơn uống thuốc trăm vạn lần, bạn hãy tham khảo phân tích của chuyên gia Triệu Lâm. Vì vậy, hiểu được những giá trị của thực phẩm, bạn sẽ ăn uống đúng cách, đẩy lùi bệnh tật hiệu quả. Điều này có nghĩa rằng, chúng ta phải coi việc ăn uống là quan trọng số một trong cuộc sống.
1. Người Sơn Đông ăn tỏi để phòng tránh nhiễm khuẩn, các bệnh do virus
Hai loại gia vị này còn được gọi là thuốc Penicillin trong lòng đất mọc lên, ý nói là loại thuốc kháng khuẩn tự nhiên mạnh mẽ. Ngoài ra, người dân ở đây còn có thói quen ăn nhiều các thực vật có tính kháng khuẩn rất cao như bồ công anh, rau diếp cá, rau diếp và các loại rau thảo dược khác.
2. Súp lơ là “vị cứu tinh” của bệnh nhân ung thư
Nghiên cứu cho thấy, người bị ung thư dạ dày, nồng độ selenium huyết thanh giảm, nồng độ vitamin C trong dạ dày cũng thấp hơn bình thường. Súp lơ không chỉ bổ sung selen và vitamin C, mà còn cung cấp một lượng lớn chất carotene, ngăn ngừa tổn thương tiền ung thư, đồng thời có thể kiềm chế sự phát triển của ung thư, có tác dụng ngăn ngừa và điều trị ung thư dạ dày, ung thư vú hiệu quả.
3. Mỗi ngày ăn hai miếng khoai lang để phòng bệnh do Cholesterol cao
Khoai lang chứa khoảng 8% chất xơ tốt, chủ yếu là chất xơ hòa tan, có tác dụng tăng cường chức năng đường ruột rất mạnh, nhuận tràng. Khoai lang có tác dụng bổ trung ích khí, làm ấm dạ dày, tốt cho ngũ tạng, là thực phẩm có tác dụng kéo dài tuổi thọ hàng đầu.
4. Khi có bệnh tim, nên bổ sung khoai tây vào thực đơn
Khoai tây chứa nhiều vitamin C và natri, kali, sắt, đặc biệt là hàm lượng kali rất dồi dào. Mỗi 100 gram khoai tây có tới 502 mg kali, là loại rau củ chứa nhiều kali trong vườn nhà bạn.Người mắc bệnh tim, đặc biệt là bệnh nhân suy tim với mức độ khác nhau như phù, sưng thường dùng thuốc lợi tiểu nên rất dễ dẫn đến sự thất thoát kali trong cơ thể, dẫn đến khuynh hướng bị kali thấp. Vì vậy, ăn khoai tây có thể thêm kali, đồng thời có thể bổ sung thêm carbohydrate, protein và khoáng chất, vitamin.
5. Khi có bệnh tiểu đường thì nên uống trà
Thông thường, người ta sẽ phân chất lượng trà ra thành 6 loại, từ cao cấp hảo hạng nhất cho đến loại bình dân nhất, thì đây là loại trà giá rẻ nhất. Uống trà có thể giúp chữa các bệnh liên quan đến tiểu đường. Điều này trong các sách Đông y cổ cũng đều có ghi chép. Bên cạnh đó, Nhật Bản hiện đang sử dụng phương pháp này, họ dùng lá chè già, nấu thành trà cho người bị tiểu đường uống.
Nghiên cứu cho thấy, lá chè già có chứa polysaccharide gấp đôi lá chè non. Chất này được cho là không chỉ có tác dụng hạ đường huyết tốt, mà còn có tác dụng hạ mỡ máu.
6. Ăn cà tím sống có thể làm giảm lượng mỡ trong máu
Nhưng ngày nay, chúng ta ăn cà thường nấu với rất nhiều dầu mỡ, do cà tím có thể “hút” dầu, nên càng cho dầu, cà càng hút hết. Khảo sát cho thấy, chúng ta đang ăn một món cà có lượng dầu mỡ cao gấp đôi so với các món ăn thông thường. Điều này vô tình làm cho chức năng làm giảm mỡ máu của cà bị triệt tiêu. Vì vậy, cách tốt nhất, bạn nên ăn hấp, luộc, trộn dấm tỏi. Sau khi ăn vào, cà sẽ hấp thụ các chất béo trong cơ thể từ đó mang lại tác dụng hạ thấp lipid, giảm cholesterol.
7. Người cao tuổi ăn hạt dẻ để ngăn ngừa đau lưng
Hạt dẻ có tác dụng điều trị rất tốt chứng đau sau lưng của người cao tuổi. Người bị bệnh về thận, suy thận, đau vùng thắt lưng và suy nhược tứ chi, đi tiểu nhiều hơn bình thường thì nên tăng cường ăn hạt dẻ. Vào các buổi sáng và tối hoặc khi rảnh rỗi, nên chuẩn bị một vài nắm hạt dẻ đã làm chín, ngồi nhai nhỏ thành bột rồi nuốt, rất có lợi cho thận và khung xương khớp.
8. Khi chán ăn, khẩu vị không tốt thì ăn một chút lạc ngâm dấm
Lạc là thực phẩm được người dân Trung Quốc gọi là “thực phẩm trường thọ”. Nếu khi bạn cảm thấy chán ăn, ăn không ngon, thì nên ăn thêm ít lạc. Lạc giàu axit béo chưa no, axit béo chưa no trong dầu lạc chiếm khoảng 80% tổng lượng axit béo. Ăn lạc có thể mang lại tác dụng phân hủy cholesterol trong gan, tăn cường bài tiết acid mật, do đó làm giảm cholesterol, có hiệu quả trong việc ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch vành.
9. Người cao tuổi ăn rau chân vịt để phòng trị táo bón
Bây giờ người cao tuổi bị táo bón nhiều hơn do nhịp sinh hoạt thay đổi. Nếu muốn phòng bệnh, hãy ăn thêm rau cải chân vịt (bó xôi) để nhuận tràng nhanh chóng. Đông y đánh giá cao tác dụng của rau cải chân vịt trong việc điều hòa thức ăn trong dạ dày,
làm ẩm phân và thúc đẩy nhanh quá trình đại tiện, loại bỏ chứng táo bón có thể dẫn đến bệnh trĩ.
10. Thai phụ nên ăn thêm dầu táo (gai) ngay từ đầu thai kỳ
Dầu táo gai (hay còn gọi là quả sơn trà) có tác dụng giúp phụ nữ sau sinh nhanh chóng phục hồi sức khỏe và điều hòa ổn định các chức năng trong cơ thể. Thậm chí, loại dầu này còn được người dân Đài Loan gọi là “dầu bà đẻ” hay là “bảo bối tháng ở cữ”. Đông y cũng coi loại dầu này là dầu bổ sữa hoặc dầu trường thọ. Hiện nay, có tới hơn 80% sản phụ tại Trung Quốc rơi vào chứng tăng cân nhiều sau khi sinh,
trong đó có tới 20% phụ nữ bị “phát tướng vĩnh viễn”, tức là không thể quay lại ở mức cân nặng trung bình.
Nếu muốn tránh tình trạng thừa cân, ngay từ khi bắt đầu mang bầu, nên ăn thêm loại dầu táo gai này.
Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.
Trân trọng cảm ơn quý vị đã dành thời gian ghé thăm kênh Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe.