GIÁO SƯ ĐẦU NGÀNH CẢNH BÁO GIA TĂNG CĂN BỆNH NGUY HIỂM CÒN HƠN CẢ UNG THƯ07:12

Theo Giáo sư Đỗ Doãn Lợi – Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia – Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, độ tuổi mắc tim mạch thường ở 50 đến 90 tuổi, nhưng hiện nay có rất nhiều bệnh nhân trẻ ở độ tuổi sung sức 30-35 cũng mắc các bệnh lý về huyết áp, tim mạch và thậm chí là không ít trong số đó t.ử vong do nhồi máu cơ tim. Trong số các bệnh tim mạch , GS Lợi cho biết bệnh nhân bị bệnh nặng như nhồi máu cơ tim, bệnh phình vỡ động mạch chủ tăng lên đáng kể.

Theo Giáo sư Lợi nói về con số gia tăng của bệnh tim mạch, ông nhấn mạnh:
“bệnh nhân mắc tim mạch đang tăng lên khủng khiếp, mô hình bệnh tật thay đổi nhiều và nguy cơ t.ử vong do tim mạch rất cao”. Hiện nay, mỗi người đều rùng mình khi nghĩ về bệnh ung thư, tai nạn giao thông, nhưng theo GS Lợi ung thư chỉ chiếm 18%, trong khi tim mạch chiếm 33% tử vong.

Cứ 100 người c.hết thì 33 người chết do tim mạch. Gần 200.000 người c.hết do tim mạch/năm.Chỉ riêng tại Viện Tim mạch Quốc gia, số bệnh nhân đến khám khoảng 700-800 người/ngày, một năm là hơn 100 nghìn lượt người đến khám. Trong đó, tỷ lệ phải vào nội trú là khoảng 8-10%. Hiện nay, Viện Tim mạch đang có 450 giường bệnh và số lượng bệnh nhân dao động 450-500/ngày nằm nội trú.

Để phòng ngừa bệnh tim mạch, theo các chuyên gia chúng ta nên phòng ngừa hiệu quả ngay từ hôm nay nhờ lối sống lành mạnh theo khuyến cáo dưới đây:
1. Chế độ ăn hợp lý: Dưới 5g muối/ngày; tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi;
hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axit béo no; đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng trong khẩu phần ăn hằng ngày.
2. Duy trì cân nặng hợp lý và cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ.
3. Không hút thuốc lá hoặc thuốc lào, hạn chế uống bia rượu.
4. Tăng cường hoạt động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày.
5. Tránh các lo âu, căng thẳng, sống tích cực, nghỉ ngơi hợp lý.
6. Người trưởng thành cần thường xuyên đo kiểm tra huyết áp để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp. Người bị bệnh tăng huyết áp bên cạnh áp dụng các biện pháp tích cực thay đổi lối sống như trên,
cần được theo dõi, quản lý bệnh lâu dài và tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.

Trân trọng cảm ơn quý vị đã dành thời gian ghé thăm kênh Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe.

Enjoyed this video?
"No Thanks. Please Close This Box!"