ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA VỚI CƠ THỂ NẾU UỐNG NƯỚC NGAY SAU KHI ĂN AI CŨNG NÊN BIÊT
Hầu hết chúng ta đều có thói quen uống một ít nước sau khi vừa kết thúc một bữa ăn với suy nghĩ rằng nước giúp toàn bộ thức ăn trôi xuống và làm sạch khoang miệng. Mặc dù các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên mọi người nên uống đủ nước. Nhưng có một số thời điểm nhất định, chúng ta tránh tiêu thụ nước. Và một trong những thời điểm đó chính là ngay sau khi chúng ta vừa ăn xong.
Ngay lúc này, trong đầu nhiều người sẽ xuất hiện câu hỏi: Tại sao lại như thế?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng chúng ta nên tránh việc uống nước trước, trong và sau khi ăn. Mọi người nên đợi ít nhất khoảng 30 phút sau khi ăn rồi mới uống nước. Bởi vì cơ thể mất khoảng 2 tiếng để tiêu hóa thức ăn. Thức ăn đi qua thực quản rồi đến dạ dày, sau đó đến đại tràng trước khi được loại bỏ ra khỏi cơ thể.
1. Đầy hơi
Để tiêu hóa thức ăn, cơ thể cần có một tỷ lệ chất lỏng – rắn nhất định. Sự cân bằng này sẽ bị ảnh hưởng khi bạn uống nước ngay lập tức khi vừa kết thúc một bữa ăn vì thói quen này có thể làm giảm thời gian và quá trình tiêu hóa thức ăn.
Điều này làm bạn cảm thấy đói nhanh hơn bình thường, dẫn đến việc tiêu thụ nhiều calorie hơn, làm tăng nguy cơ bị đầy hơi.
Vì vậy, các chuyên gia đề nghị bạn nên chờ khoảng 30 phút sau khi ăn rồi mới uống nước. Trong khoảng thời gian này, cơ thể sẽ chuyển sang giai đoạn tiêu hóa tiếp theo, việc uống nước sẽ không làm xáo trộn quá trình tiêu hóa.
2. Ợ chua và ợ nóng
Uống nước ngay sau khi ăn cũng sẽ làm loãng dịch tiêu hóa và các enzyme cực kỳ quan trọng trong quá trình tiêu hóa đồng thời làm giảm quá trình bài tiết của những enzyme đó, dẫn tới tình trạng gia tăng lượng acid dạ dày. Và đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng ợ nóng và ợ chua.
Hơn nữa, sau khi ăn no mà bạn uống quá nhiều nước sẽ làm dạ dày căng đầy tạo cảm giác rất nặng nề, tức bụng, mệt mỏi và khó chịu.
3. Cơ thể hấp thu ít chất dinh dưỡng hơn
Trong khi tiêu hóa thức ăn, cơ thể sẽ hấp thụ một số chất dinh dưỡng thiết yếu. Tuy nhiên, uống nước ngay sau mỗi bữa ăn sẽ khiến cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng này ít hơn.
Thói quen uống nước sau khi vừa ăn xong không chỉ ảnh hưởng tới tiêu hóa mà còn làm giảm chất lượng của thực phẩm mà chúng ta vừa ăn xong.
4. Nguy cơ béo phì
Một hậu quả về lâu về dài nữa mà không thể không nói đến là uống nước ngay sau khi ăn cũng làm tăng nguy cơ béo phì. Xét ở một khía cạnh, nước làm giảm quá trình tiêu hóa, dẫn đến rất nhiều thức ăn chưa được tiêu hóa còn sót lại trong hệ thống ruột.
Glucose trong thực phẩm không tiêu hóa hết sẽ được lưu trữ và được chuyển hóa thành chất béo tích tụ trong cơ thể. Do đó, glucose trong thực phẩm không tiêu hóa hết cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu, từ đó dần dẫn tới bệnh tiểu đường.
Ngoài 2 bệnh trên, thói quen uống nước ngay sau khi ăn cũng làm tăng nồng độ acid uric, cholesterol xấu LDL và triglycerid.
Những lưu ý khi uống nước liên quan đến bữa ăn
– Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bạn nên tránh uống quá nhiều nước vào trước, trong hoặc ngay sau bữa ăn.
– Thời điểm lý tưởng nhất để uống nước là 30 phút trước và sau khi ăn. Thói quen này sẽ giúp hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động hiệu quả hơn.
– Nếu khát, bạn chỉ nên uống 1 ngụm nước nhỏ trong bữa ăn, điều này sẽ giúp bôi trơn đường tiêu hóa và làm mềm thức ăn nên thức ăn sẽ được tiêu hóa dễ dàng.
Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.
Trân trọng cảm ơn quý vị đã dành thời gian ghé thăm kênh Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe.