Kể từ những năm 1980, Chỉ số đường huyết được coi là một chỉ tiêu để lựa chọn thực phẩm dùng để đo khả năng làm tăng lượng đường trong máu của thực phẩm đó.
Khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn được gọi là chỉ số đường huyết của loại thức ăn đó. Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (Glycemic Index).
Các thực phẩm có chỉ số GI thấp làm tăng đường máu một cách từ từ sau khi ăn. Ngược lại, các thực phẩm có chỉ số GI cao làm tăng đường máu nhanh sau khi hấp thụ vào cơ thể.
Thực phẩm và đồ uống cung cấp năng lượng cho cơ thể chúng ta dưới dạng carbohydrate, chất béo và protein. Trong đó, carbohydrate là nguồn năng lượng ưa thích của cơ thể. Mặc dù có hàm lượng carbohydrate bằng nhau nhưng một số loại thực phẩm sau khi ăn sẽ làm tăng lượng đường huyết với mức độ khác nhau.
Theo một cách đơn giản, chúng ta không nhất thiết phải đếm số lượng calo hay quan tâm về đường chậm và đường nhanh, mà chỉ cần chú ý tới chỉ số GI.
Người bệnh đái tháo đường lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ giúp kiểm soát tình trạng tăng đường huyết sau ăn và duy trì mức đường huyết an toàn trong quá trình điều trị.
***
Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên chia sẻ video trên cho gia đình, bạn bè và người thân nếu bạn cảm thấy hữu ích.