Cảm giác bị tê bàn tay và các ngón tay khi ngủ tuyệt đối không nên chủ quan
Tê tay vào ban đêm là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm mà giới văn phòng làm việc với bàn phím rất dễ bị mắc. Hậu quả của căn bệnh này là không hề nhỏ, đã đến lúc bạn cần chú ý.
Bạn đã từng có cảm giác bị tê bàn tay và các ngón tay khi ngủ hay chưa? Nó có thể là một dấu hiệu ban đầu của căn bệnh được các chuyên gia gọi là hội chứng ống cổ tay, ước tính ảnh hưởng đến khoảng 4-10 triệu người Mỹ.
Nếu bỏ qua nó có thể gây ra những thiệt hại sức khỏe trong lâu dài, vì vậy điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh càng sớm càng tốt.
Sau đây là tổng hợp những cách hiệu quả nhất để điều trị chứng tê tay, đặc biệt là những người làm việc văn phòng, sử dụng chuột máy tính nhiều. Những bài tập này cung cấp cho bạn một giải pháp tuyệt vời nhất giúp bạn phòng tránh sự tấn công của bệnh hội chứng ống cổ tay.
Hội chứng ống cổ tay là gì?
Hội chứng ống cổ tay hay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay, hội chứng chèn ép thần kinh giữa (tên khoa học: Carpal tunnel syndrome, trong đó carpal tunnel có nghĩa là cườm tay hay ống cổ tay).
Các triệu chứng đầu tiên xảy ra là tê và ngứa ran ở bàn tay và cổ tay vào ban đêm. Khi tình trạng này diễn ra, các triệu chứng có thể có sự chuyển biến xấu đi trong ngày tiếp theo.
Hội chứng ống cổ tay được cho là xảy ra phổ biến ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới và có nhiều khả năng ảnh hưởng đến người trung niên. Có nhiều nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như những người làm việc nhiều với máy tính, vận động viên, người hay phải cử động cổ tay.
Bệnh sẽ khiến bạn mất khả năng sử dụng bàn tay một cách linh hoạt, đau đớn và phải chữa trị phức tạp.
Vì vậy, điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhất định để ngăn cho căn bệnh nguy hiểm này không thể phát triển, không để lại di chứng nặng nề.
1. Nghỉ tay thường xuyên hơn
Khi công việc đòi hỏi nhiều chuyển động lặp đi lặp lại vùng tay và cổ tay có thể có tác động tiêu cực đến các triệu chứng đường ống cổ tay. Trong điều kiện này, bàn tay của bạn cần nghỉ giải lao thường xuyên giữa các buổi làm việc.
Đặt lời nhắc mỗi 2-3 giờ làm việc thì nên dừng lại để tập thể dục một chút. Chỉ cần tập một vài động tác đứng lên ngồi xuống kiểu squats cũng có thể giúp cho cơ thể bạn được thư giãn toàn thân.
2. Giữ cổ tay thẳng trong khi làm việc
Các nghiên cứu xác nhận rằng có mối liên hệ tích cực giữa tư thế cổ tay và hội chứng ống cổ tay. Điều chỉnh ghế của bạn, để cánh tay của bạn được nằm ở tư thế và độ cao ngang hàng với bàn phím của bạn. Cố gắng giữ cổ tay của bạn ở một vị trí trung lập, mà không cần uốn cong khi làm việc.
3. Đeo băng nẹp cổ tay
Đeo nẹp giúp bạn giữ cổ tay ở vị trí trung lập. Điều đặc biệt quan trọng nếu bạn muốn bảo vệ cổ tay, hãy đeo một cái nẹp nếu bạn phải gõ bàn phím nhiều hoặc tranh thủ đeo trong khi ngủ vào ban đêm. Khá khó để kiểm soát cổ tay của bạn trong khi ngủ, vì vậy đeo nẹp cổ tay có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể.
4. Tập các bài tập cổ tay
Các bài tập để căng cơ xung quanh cổ tay giúp các dây chằng trở nên mềm mại và linh hoạt hơn xuống tận đường ống cổ tay, giúp vùng tay luôn ở trong tình trạng tốt. Bạn có thể thực hiện bài tập duỗi, uốn cong và xoay tròn cổ tay của bạn khi thực hiện các bài tập này.
5. Giữ tư thế đúng
Duy trì việc ngồi với tư thế đúng trong khi làm việc là điều rất quan trọng đối với nhiều bộ phận cơ thể chứ không chỉ là tốt cho lưng của bạn.
Nếu bạn không chú ý ngồi đúng cách mà ngồi tự do một cách thường xuyên, dây thần kinh vai sẽ có xu hướng bị đè nén, trong lâu dài sẽ ảnh hưởng đến cổ tay và bàn tay của bạn.
Hãy ghi nhớ việc thường xuyên ngồi thẳng lưng và chân phẳng trên sàn nhà.
6. Chườm đá cổ tay
Những viên đá lạnh được xem là có thể mang lại tác dụng làm giảm đau ở cổ tay và bàn tay của bạn. Chườm cổ tay của bạn hoặc ngâm trong bồn nước đá lạnh trong vòng 5-10 phút. Phương pháp này sẽ không ngăn ngừa bạn tránh khỏi việc bị mắc hội chứng ống cổ tay nhưng sẽ làm giảm bớt nỗi đau mà nó gây ra.
Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.
Trân trọng cảm ơn quý vị đã dành thời gian ghé thăm kênh Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe.