CẢ NHÀ DỄ BỊ N.G.Ộ Đ.Ộ.C NẾU BẠN VẪN GIỮ 7 THÓI QUEN RỬA BÁT KIỂU NÀY. Rửa bát là công việc phải làm hàng ngày và liên quan trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta, rửa bát không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe.
Theo các nhà khoa học, cơ chế chung của nước tẩy rửa là dùng một số hóa chất có tác dụng tách cáu bẩn ra khỏi đồ dùng, từ đó làm sạch dầu mỡ bám trên bề mặt chén đĩa, tẩy sạch vết bẩn trên vải vóc. Riêng nước rửa chén là thứ dễ gây độc hại cho con người nếu không biết cách sử dụng. Sau khi rửa không tráng lại thật sạch thì khả năng các hợp chất hóa học độc hại còn bám trên chén đĩa sẽ đi vào cơ thể người khi sử dụng, gây ra những tác hại lớn đến sức khỏe.
Kết quả một cuộc khảo sát cho thấy, có 7 sai lầm phổ biến của người dân khi sử dụng nước rửa chén, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc cho cơ thể và làm ô nhiễm môi trường như sau:
1. Đổ nước rửa chén trực tiếp lên chén đĩa
2. Sau khi rửa, chỉ tráng qua loa
3. Ngâm dụng cụ đựng thức ăn trong dung dịch nước rửa chén quá lâu
4. Dùng nước tẩy để rửa các dụng cụ bị sứt mẻ
5. Lấy quá nhiều nước rửa chén cho một lần sử dụng
6. Dùng xà phòng/bột giặt để rửa chén
7. Mua nước rửa chén trôi nổi không rõ nguồn gốc
Một số mẹo nhỏ giúp rửa bát sạch và an toàn cho sức khỏe
– Hộp đựng thức ăn bằng nhựa, xoong, nồi bị dính dầu mỡ, chỉ cần bạn ngâm qua nước nóng có pha ít muối và rửa sạch lại bằng nước rửa chén.
– Với những loại chén, bát bằng nhựa luôn có một lớp dầu mỡ mà bạn sẽ không thể rửa sạch bằng nước lạnh. Cách tốt nhất là ngâm qua nước nóng, rửa sạch bằng nước rửa chén và tráng lại bằng nước nóng.
– Các vật dụng bằng tre, gỗ như đũa, thìa, thớt khi bị dính dầu mỡ vừa khó rửa, vừa dễ bị ẩm, mốc.
Hãy ngâm các vật dụng này bằng nước nóng vừa giúp khử trùng vừa đỡ mất thời gian chà rửa. Khi các vật dụng này bị mốc, bạn hãy nấu nước nóng, cho chúng vào ngâm, làm như vậy khoảng hai, ba lần các vết mốc sẽ không còn.
– Các loại ly, tách bằng thủy tinh sau một thời gian sử dụng thường có những vết ố vàng rất khó tẩy rửa. Ngâm ly, tách vào hỗn hợp nước nóng có pha giấm hoặc chanh, rửa sạch bằng nước rửa chén.
– Bếp gas, bếp điện bị dính dầu, mỡ, hãy ngắt gas hoặc rút phích cắm điện trước khi lau chùi. Hòa lẫn một lượng dung dịch amoniac và nước nóng tương đương nhau và ngâm tất cả những bộ phận trên bề mặt bếp vào hỗn hợp này trong vòng 2 giờ. Chọn loại dung dịch tẩy rửa có chất lượng tốt, xịt chúng lên bề mặt của bếp và những khu vực xung quanh rồi để yên trong vòng vài phút. Nếu sử dụng bếp điện, cần tránh xịt dung dịch tẩy rửa lên những bộ phận có liên quan đến điện.
– Sau khoảng 10 phút, dùng miếng bọt biển nhúng vào xô nước nóng pha xà phòng và lau toàn bộ bếp.
Lặp lại quy trình này bằng cách rửa sạch miếng bọt biển cẩn thận. Sau khi đã chùi sạch bếp lò, dùng khăn lau lại để bếp khô hoàn toàn.
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn quý cô bác và anh chị đã dành thời gian quý báu theo dõi và ủng hộ kênh
BAN QUẢN TRỊ