BÍ QUYẾT SỐNG LÂU VÀ KHỎE MẠNH CỦA NGƯỜI NHẬT AI MÀ ÁP DỤNG SẼ KHỎE TỚI GIÀ.
Nhật Bản vẫn là nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới, duy trì liên tục trong 20 năm. Mặc dù phải làm việc với áp lực cao, nhưng họ vẫn khỏe nhờ 8 bí quyết quan trọng này.
Tuổi thọ trung bình của người Nhật được xếp hạng đứng đầu thế giới liên tục trong hơn 20 năm. Trong số nam giới lứa tuổi 55-64 tuổi, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch vành chưa đến 1/10, tỷ lệ béo phì thấp hơn 4%. Đó là một chỉ số vô cùng khác biệt so với các quốc gia khác.
Tại sao người Nhật lại sống lâu nhất trên thế giới? Ngoài chất lượng chăm sóc y tế và bảo hiểm y tế cao hơn những quốc gia khác, họ còn tuân thủ 8 quy tắc về tuổi thọ đặc biệt sau đây.
1. Duy trì chế độ ăn nhẹ, tôn trọng hương vị nguyên bản của thực phẩm
Người Nhật thích ăn rau, thích luộc hấp hơn là xào rán, tôn trọng hương vị ban đầu của các thành phần thực phẩm.
Thực phẩm trải qua chiên rán với nhiệt độ cao sẽ làm mất đi các thành phần dinh dưỡng ban đầu, thậm chí làm tăng nguy cơ gây ung thư. Vì vậy, ăn rau củ quả luộc hấp cũng là cách để cải thiện sức khỏe.
2. Duy trì chế độ ăn ít muối
So với các quốc gia khác, người Nhật ăn muối cũng rất ít, lượng muối ăn vào mỗi ngày ít hơn một nửa số muối mà người Trung Quốc tiêu thụ. Lượng muối khuyến nghị của mỗi người có thể ăn trong ngày chỉ nên từ 5-6g.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, muối là yếu tố rất quan trọng được chứng minh là có mối quan hệ đến các bệnh mãn tính như cao huyết áp, dẫn đến phì đại cơ tim và xơ vữa động mạch.
3. Duy trì việc ưu tiên uống trà xanh
Các nhà khoa học tin rằng, trà xanh là một trong những bí mật liên quan đến tuổi thọ của người Nhật.
Trà xanh được xem là thức uống mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Uống một lượng trà phù hợp có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ức chế sự hấp thu cholesterol, giảm cholesterol xấu, diệt khuẩn, chống viêm, làm giảm hoặc trì hoãn xơ vữa động mạch, thúc đẩy đốt cháy chất béo.
Trà xanh chứa lượng axit tannic phong phú, góp phần vào việc làm chậm quá trình lão hóa, trong đó khả năng chống oxy hóa cao tới 18 lần so với vitamin E. Trà xanh chứa catechin polyphenols là một chất ôxi hóa mạnh, ức chế sự đột biến tế bào, ngăn ngừa ung thư.
4. Tiếp xúc nhiều hơn với ánh mặt trời
Trong quá khứ Nhật Bản, có một hiện tượng rất lạ đó là, họa sĩ thường sống rất thọ, trong khi các nhà văn lại chỉ sống một cuộc đời ngắn ngủi. Họ đã đặt câu hỏi là tại sao lại có một điểm chung kỳ lạ này.
Sau đó, họ nghiên cứu và cho rằng, các họa sĩ vì mục đích công việc, để pha màu sắc chính xác, họ thường ra ngoài làm việc, nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. Trong khi các nhà văn, thường làm việc vào ban đêm, thời gian tiếp xúc với ánh sáng bị hạn chế.
Từ ví dụ cổ xưa này, mà người Nhật tin rằng, những người sống tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, có thể sống thọ hơn những người thiếu ánh sáng. Từ đó, họ xem đây là một ưu tiên trong việc chăm sóc sức khỏe.
Những người có lịch sinh hoạt không điều độ, thức đêm ngủ ngày, sẽ rơi vào cảm giác mệt mỏi uể oải nhiều hơn. Vì thế, nên điều chỉnh nhịp sinh hoạt của mình, để có giấc ngủ tốt, thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều hơn.
5. Yêu thích ăn cá
Người Nhật ngay từ nhỏ đã làm quen với việc ăn cá. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng nếu ăn cá trong thời gian dài, đặc biệt là cá biển sâu như cá hồi, cá ngừ… không chỉ có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch, giảm cholesterol, mà còn có thể làm giảm tỉ lệ mắc bệnh tim mạch lên tới hơn 52%.
6. Cái gì quá cũng không hẳn là tốt, chỉ cần vừa đủ mới khỏe
Người Nhật quan niệm, số 10 không hẳn là tốt, chỉ nên duy trì trạng thái số 8. Ví dụ như, trái tim khỏe mạnh, là cứ mỗi 0,8 giây lại đập một nhịp, đây là trạng thái tốt nhất của hệ tuần hoàn.
Khi nấu ăn, bạn dự định dùng 10 phần muối, thì thực tế bạn chỉ nên sử dụng 8 phần. Việc làm này không chỉ hạn chế lượng muối ăn vào cơ thể, mà còn giữ được hương vị nguyên bản của thức ăn, không làm tăng gánh nặng cho thận.
Khi ăn cơm, bạn đừng bao giờ để mình ăn no tới 10 phần, mà chỉ ăn đến 8 phần, lưng chừng đủ thì dừng lại.
“Phong cách sống 0.8” là khái niệm do một nhà văn, bác sĩ nổi tiếng Nhật Bản tên là Hạ Chí Cống khởi xướng, sau đó trở thành trào lưu dưỡng sinh tại Nhật Bản, và duy trì từ khi ra đời cho đến nay.
Vị bác sĩ này cho rằng, khi làm bất kỳ một việc gì, bạn hãy cố gắng hết sức, nhưng chỉ nên dùng khoảng 80% sức lực của mình, còn 20% nên giữ lại để làm bàn đẩy, dự bị cho các việc khác. Trong mọi việc, đều nên như vậy.
7. Duy trì chỉ số vòng eo lý tưởng
Chỉ số vòng eo là một vấn đề cá nhân, nhưng luật pháp Nhật Bản quy định rằng, hàng năm các công ty phải kiểm tra vòng eo cho nhân viên trong độ tuổi từ 40-75 tuổi: Đàn ông phải ít hơn hoặc bằng 90 cm, phụ nữ ít hơn hoặc bằng 85 cm.
Những người có vòng eo vượt hạn mức sẽ phải đi kiểm tra huyết áp, lượng đường trong máu, mỡ máu, nếu không đạt tiêu chuẩn, sẽ bị đưa vào nhóm những người có nguy chơ mắc phải hội chứng trao đổi chất. Nhóm người này buộc phải tự thực hiện việc giảm béo trong vòng 3 tháng, nếu không thành công, lại tiếp tục phải tham gia khóa đào tạo về kiến thức dinh dưỡng, chế độ ăn uống.
Nếu học xong, áp dụng triệt để, trong vòng 6 tháng sau vẫn tiếp tục thất bài, thì buộc phải tiếp nhận lại việc học lại hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
8. Yêu thích sự sạch sẽ
Cho dù là ở thành phố lớn như Tokyo hay ở các thị trấn nhỏ vùng nông thôn, đường phố của Nhật Bản luôn sạch sẽ, không có tiếng ồn ào cười nói qua mức. Bạn sẽ dễ dàng nhìn ngắm cảnh hoa anh đào rơi, bầu trời trắng xóa những cánh hoa rơi. Những người già ngồi lặng lẽ thanh bình bên những con thú cưng, yên bình tĩnh tại.
Môi trường sống này làm cho mọi người điều chỉnh trạng thái ôn hòa hơn, tránh xa những tình huống bốc đồng, nóng nảy.
Người Nhật cho rằng, có bằng chứng rõ ràng rằng ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm môi trường có thể dẫn đến tăng huyết áp, thậm chí trực tiếp đến tổn thương tim mạch. Họ luôn muốn duy trì môi trường sống sạch sẽ, trong lành.
Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.
Trân trọng cảm ơn quý vị đã dành thời gian ghé thăm kênh Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe.