BỆNH TẬT ĐỦ THỨ CŨNG SINH RA TỪ ĐÂY HÃY NGHE TIẾN SĨ MỸ CHỈ CÁCH BẢO VỆ
Theo tiến sĩ Amy Myers, giám đốc Y khoa của Viện lâm sàng Austin Ultrahealth (Mỹ), có một trong những bộ phận trên cơ thể đóng một vai trò khá quan trọng nhưng lại không được coi trọng. Đó chính là một tuyến nội tiết hình cánh bướm nằm phía trước cổ.
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng và lớn nhất của cơ thể, nó điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Mỗi tế bào đều có một thụ thể hóc-môn tuyến giáp, gọi là T3 và T4 rất cần thiết cho hoạt động của cơ thể, nhất là tham gia vào sự tăng trưởng và phát triển của con người.
Tiến sĩ Amy Myers hiện đang chữa bệnh theo phương pháp hướng tới bệnh nhân bằng cách phát hiện nguyên nhân gốc rễ của các loại bệnh.
Khi tuyến giáp “đạt ở mức cho phép”, bạn sẽ cảm thấy tràn đầy tuyệt vời: Tràn đầy sức sống, năng lượng và lạc quan. Nhưng khi bộ phận này ” quá yếu hay mạnh”, bạn sẽ rơi vào tình trạng “mất sức”.
Các tế bào không sản xuất đúng cách với số lượng không đúng nhu cầu sẽ khiến các bộ phận trong cơ thể không thể hoạt động hiệu quả.
Ví dụ, nếu quá ít, quá trình trao đổi chất trong cơ thể trở nên trầm trọng – đó là chứng suy giáp. Bạn thường bị béo phì, ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn và khả năng tình dục.
Còn quá nhiều, sự trao đổi chất tăng lên đến tốc độ chóng mặt – đó là cường giáp. Bạn trở nên hoảng sợ, lo lắng, hệ tiêu hóa hoạt động kém, giảm cân ngay cả khi bạn ăn liên tục, cơ bắp yếu và tay bị run.
Tiến sĩ cho biết thêm, đôi khi tuyến giáp bắt đầu trục trặc với những thay đổi về nội tiết tố như ở trong thai kỳ hoặc mãn kinh, bệnh tiểu đường, rối loạn tự miễn dịch hoặc có tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn tuyến giáp. Bên cạnh đó, căng thẳng cũng ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp.
Nếu nghi ngờ có vấn đề về tuyến giáp, bạn hãy đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp. Nhưng cùng với việc kết hợp phương pháp y tế, bạn cũng cần có những thay đổi trong lối sống để giúp tuyến giáp khỏe mạnh trở lại.
Những thực phẩm hỗ trợ cân bằng hóc-môn tuyến giáp
Tiến sĩ Amy Myers cho biết, việc điều trị các bệnh lý tuyến giáp rất khó khăn, đòi hỏi thời gian dài, chủ yếu là cân bằng lại hóc-môn để tuyến giáp hoạt động được tốt nhất.
Thông thường, bà sẽ thiết kế cho bệnh nhân một chương trình 28 ngày để loại bỏ các chất kích thích tuyến giáp, cung cấp dinh dưỡng cần thiết và chữa trị hội chứng rò rỉ ruột, vốn thường xảy ra ở những bệnh nhân bị mất cân bằng hóc-môn tuyến giáp.
Nguyên nhân gây ra chứng bệnh về tuyến giáp có thể bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng nghèo nàn và thiếu sự đa dạng trong ăn uống. Để giữ hệ thống báo hiệu tuyến giáp tốt nhất, bạn cần những điều sau:
– Iot và Protein: Iot chính là một khối xây dựng quan trọng trong hóc-môn tuyến giáp. Vì thế, bạn nên bổ sung muối hoặc thực phẩm chứa nhiều i ốt như các loại hải sản, và các loại rau xanh đậm.
Muối iốt sẽ giúp cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng như ổn định hoạt động của tuyến giáp. Tuy nhiên, tiêu thụ quá mức có thể gây phản tác dụng và cản trở hoạt động tuyến giáp.
Còn protein hỗ trợ chức năng trao đổi chất lành mạnh. Bạn có thể chọn những loại thịt hữu cơ hoặc cá tự nhiên.
– Sắt, selen và kẽm: Các chất khoáng này kích thích tuyến giáp lành mạnh. Các nguồn thực phẩm bao gồm rau cải bó xôi, thịt bò, thịt lợn, các loại hạt…
– Chất béo Omega-3: Nếu thiếu các chất béo lành mạnh, tế bào sẽ mất đi tính toàn vẹn. Cá hồi, hạt lanh, rau cải bó xôi rất giàu axit béo omega 3 giúp cải thiện sự trao đổi chất và điều trị các bệnh liên quan đến tuyến giáp.
– Vitamin A: Đây là khoáng chất quan trọng giúp T3 đi vào tế bào. Các nguồn thực phẩm chứa vitamin A là rau quả có màu vàng cam như cà rốt, khoai lang, xoài, mơ…
– Vitamin D và các loại vitamin B: Theo một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Tuyến giáp (tháng 8/2011), có mối liên quan giữa giữa thiếu hụt vitamin D và bệnh Hashimoto – nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh suy giáp.
Bổ sung đủ tất cả các loại vitamin B cần thiết sẽ giúp tuyến giáp được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động.
Bạn có thể tìm thấy các khoáng chất này trong các loại rau lá xanh đậm, súp lơ, củ cải đỏ, thịt lợn, gan động vật, nấm, các loại cá béo và ánh nắng mặt trời.
Những thực phẩm nên tránh
Ruột chính là cửa ngõ sức khoẻ, 80% hệ miễn dịch của cơ thể là ở ruột và bạn không thể khoẻ nếu ruột không khoẻ.
Nhờ nghiên cứu của tiến sĩ Alessio Fassano của Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ), chúng ta biết được rằng khi đường ruột bị rò rỉ, tức là các chỗ vốn kết nối ruột chặt chẽ với nhau trở nên lỏng lẻo, sẽ khiến các phần thức ăn chưa tiêu hoá, vi khuẩn, chất độc thoát khỏi ruột và đi vào mạch máu.
Vì thế, để chữa trị bệnh tuyến giáp, chúng ta cần chữa lành chứng rò rỉ ruột. Và cách hiệu quả nhất chính là tránh dung nạp những thực phẩm có hại cho nó.
Tiến sĩ Amy Myers cho rằng ngoài việc cắt giảm thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh, cũng như đường, cà phê, vốn hay gây ra tình trạng viêm ở cơ thể, bạn nên loại bỏ những thực phẩm gây dị ứng sau:
– Gluten: Người bệnh tuyến giáp nên hạn chế lượng gluten nạp vào cơ thể, tránh những thực phẩm chứa gluten như lúa mạch đen, lúa mạch và lúa mì. Do gluten có thể ảnh hưởng đến thuốc tuyến giáp và làm giảm tác dụng của nó.
– Các thực phẩm từ sữa: Cũng giống như gluten, người bị bệnh tuyến giáp cũng nên tránh các sản phẩm sữa vì chúng có thể gây bất dung nạp lactose. Vì vậy, tránh sữa và các sản phẩm sữa nếu bạn bị khó tiêu, đầy hơi, mệt mỏi sau khi sử dụng.
– Đậu nành: Tránh các sản phẩm đậu nành vì chúng cũng có thể cản trở chức năng tuyến giáp.
Mối liên quan giữa sự căng thẳng, thiếu ngủ và bệnh suy giáp
Bên cạnh việc thực hiện một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân bằng, bạn có thể bảo vệ cho sức khỏe của tuyến giáp bằng cách thực hiện một chút thay đổi trong cuộc sống.
– Giảm căng thẳng: Tình trạng căng thẳng kéo dài không chỉ có tác động tiêu cực đối với sức khỏe nói chung mà còn ảnh hưởng xấu đối với tuyến giáp. Theo đó, căng thẳng sẽ làm chậm lại quá trình chuyển hóa. Điều này cũng giải thích mối liên quan giữa căng thẳng và việc tăng cân.
Trong trường hợp bệnh nhân bị căng thẳng quá mức, tiến sĩ Myers thường kê đơn thuốc kết hợp giữa magie, viamin B tổng hợp, vitamin C để tái tạo các nguồn dự trữ vật chất trong cơ thể vốn đã cạn kiệt.
Kèm theo đó, bà còn khuyến cáo bệnh nhân nên vận động phù hợp, có thể là tập yoga, đi bộ, đạp xe…
– Ngủ: Có lẽ, một trong những điều quan trọng bạn có thể làm để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tuyến giáp là ngủ ngon và điều độ. Thiếu ngủ hoặc ngủ không tròn giấc sẽ tăng hóc-môn căng thẳng, từ đó dẫn đến khó ngủ hơn.
Hãy “vệ sinh giấc ngủ” theo hướng dẫn của tiến sĩ Amy Myers.
+ Tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên càng nhiều càng tốt vào ban ngày để lấy lại nhịp sinh học cho cơ thể.
+ Lên giường đi ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định trong ngày.
+ Trước khi đi ngủ, bạn nên tránh sử dụng ánh đèn sáng và màn hình các thiết bị điện tử. Giữ phòng ngủ càng tối càng tốt.
+ Đặt đồng hồ báo thức, đừng sử dụng điện thoại để đánh thức bạn dậy.
Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.
Trân trọng cảm ơn quý vị đã dành thời gian ghé thăm kênh Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe