10 Công thức sống khỏe của Quốc y Đại sư ai cũng nên tham khảo ngay
Cơ thể khỏe mạnh, tuổi thọ được kéo dài là điều bất cứ ai cũng muốn. Vậy nhưng, làm thế nào hay có những bí quyết gì để đạt được điều đó thì lại rất ít người biết. Dưới đây là công thức sống khỏe của Quốc y Đại sư nổi tiếng mà bạn nên tham khảo ngay từ bây giờ.
Bài viết này là tổng hợp những kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe quý giá mà bạn nên tham khảo sớm, áp dụng sớm để có thể lực sung mãn, tâm trạng cân bằng, tinh thần vui vẻ.
Tại Trung Quốc, mặc dù có số lượng y bác sĩ rất đông đảo nhưng chỉ có khoảng 90 đại danh y được nhà nước Trung Quốc trao tặng danh hiệu Quốc y Đại sư – những bậc thầy về y học Trung Quốc. Giáo sư Lý Điền Quý, 68 tuổi, là người trẻ nhất trong số những danh y được phong tặng danh hiệu này.
Quốc y đại sư Lý Điền Quý là Viện trưởng nổi tiếng tại Học viện Trung y Tỉnh Hà Bắc (TQ), mặc dù ông đã qua tuổi nghỉ hưu đã lâu nhưng vẫn tiếp tục làm việc như một bác sĩ bình thường, khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn, thái độ thân thiện, dễ gần.
Mỗi tuần, ông vẫn duy trì làm việc khoảng 5 ngày trở lên, mỗi năm đã trực tiếp khám và điều trị bệnh cho hàng vạn người, và bản thân ông cũng đã đúc kết được 10 bí quyết để duy trì sức khỏe ở phong độ tốt nhất theo phương châm dãy số, từ 1 đến 10.
Chúng ta cùng tham khảo bí quyết dưỡng sinh của danh y Quý và suy nghĩ thêm, liệu bản thân mình có thể áp dụng để khỏe mạnh như ông hay không.
1. Một chiếc lược gỗ
Mỗi lần bạn rửa mặt, gội đầu hay rảnh tay chải đầu, tiện thể dùng lược chải 100 lần vào buổi sáng và buổi tối. Đây là cách có thể kích thích não bộ, thúc đẩy lưu thông máu và tăng cường chuyển hóa tế bào não.
Khi chải tóc, tốt nhất nên sử dụng lược gỗ, chải trong vòng 10 đến 30 phút mỗi lần và dùng một lực trung bình để làm cho da đầu cảm thấy nóng, bồng bềnh và hơi tê tê là được.
Nếu bạn là người thuộc nhóm lao động trí óc, khi cảm thấy chóng mặt và mệt mỏi, bạn có thể nhặt chiếc lược lên và chải tóc.
Những người thuộc nhóm bị các triệu chứng căng huyết áp, bệnh nhân bị xơ cứng động mạch và những người bị suy nhược thần kinh nên kiên trì chải tóc và hỗ trợ điều trị giảm nhẹ tình trạng bệnh bằng cách kích thích các huyệt đạo trên đầu.
2. Hai lần vận động, thể dục thể thao/ngày
Mỗi ngày, bạn nên thực hiện theo nguyên tắc “khởi động làm nóng cơ thể – tập thể dục hoặc chơi thể thao – điều hòa để cân bằng cơ thể” khoảng 2 lần/ngày, đồng thời nên tránh những nơi có chất lượng không khí kém.
Khoảng thời gian phù hợp để tập thể dục là 9-10 giờ sáng và 3 – 5 giờ chiều. Không nên quá muộn, nên kết thúc bài tập 2 giờ trước khi đi ngủ, không nên ăn quá no khi tập thể dục để không mang lại gánh nặng lớn cho tim mạch.
3. Ba cốc nước thiết yếu
Bạn có thể sẽ uống nước nhiều lần trong ngày, nhưng có 3 thời điểm quan trọng nhất để uống nước đó là trước khi đi ngủ, tỉnh giấc dậy vào ban đêm, buổi sáng sau khi ngủ dậy. Trong 3 thời điểm này, hãy uống nửa cốc nước để làm loãng máu, ngăn ngừa tai nạn liên quan đến bệnh tim mạch và mạch máu não.
Nhiệt độ của nước uống không nên quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ thích hợp nhất là 10 – 30 ° C.
Uống nước nhanh với số lượng nhiều có thể gây ra ngáy hoặc đầy hơi. Cách uống nước đúng cách là cho một miếng nước vào miệng và nuốt nhiều lần để giữ ẩm hoàn toàn cho miệng và cổ họng.
4. Thích nghi tốt với 4 mùa trong năm
Một trong những yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe đó chính là sự thay đổi của thời tiết và khí hậu. Vì vậy, việc rèn luyện cho cơ thể thích nghi tốt với các điều kiện thời tiết là rất quan trọng.
Điều bạn cần chú ý nhất là chuẩn bị quần áo trang phục mặc phù hợp với điều kiện thời tiết để cơ thể được bảo vệ một cách hiệu quả. Tiếp theo đó là lên các thực đơn ăn uống sao cho phù hợp với tình hình thời tiết và sức khỏe của bản thân.
Dựa vào sự thay đổi của thời tiết 4 mùa trong năm, bạn nên chọn các giải pháp chăm sóc các cơ quan cơ thể tốt hơn ví dụ như dưỡng gan vào mùa xuân, dưỡng tim vào mùa hè, dưỡng phổi vào phù thu và dưỡng thận vào mùa đông.
Trên cơ sở nền tảng là mùa xuân thì ấm, mùa hè nóng, mùa thu khô hanh và mùa đông lạnh giá.
5. Massage bấm 5 huyệt vị quan trọng
Vào buổi sáng và buổi tối, bạn nên dành thời gian chăm sóc cơ thể mình một cách hiệu quả, đơn giản bằng việc xoa bóp bấm huyệt.
Đây là 5 huyệt vị có tác động lớn đến sức khỏe tổng thể, mỗi huyệt vị bạn chỉ cần day bấm từ 2-3 phút là đủ.
Huyệt bách hội (trên đỉnh đầu)
Huyệt dũng tuyền (dưới lòng bàn chân)
Huyệt Túc tam lý (má ngoài bên cạnh đầu gối)
Huyệt thiên khu (cách rốn 2 thốn)
Huyệt Tam âm giao (bên cạnh bắp chân)
Mỗi huyệt bạn có thể bấm khoảng 100 lần là đủ.
6. Đi bộ 6000 bước
Đi bộ được xem là một trong những bài tập thể dục tốt nhất. Mỗi ngày, bạn kiên trì đi bộ khoảng 6000 bước, tương đương khoảng 3000m là đạt yêu cầu rèn luyện sức khỏe.
Theo giáo sư Quý, ông thường đi bộ bước nhanh (bước ngắn, tốc độ nhanh thay cho bước dài nhưng tốc độ chậm). Khi đi bộ cố gắng duy trì ổn định nhịp tim, nhưng không nên đi quá nhanh vì rất dễ làm tổn thương khớp.
Tốt nhất là bạn nên đi bộ mỗi tối. Nếu thời tiết xấu, bạn có thể đi bộ trong nhà. Những người ở độ tuổi 60 và 70 có thể đảm bảo nhịp tim ở mức khoảng 100 lần sau khi tập thể dục.
Khi đi bộ, bạn nên chọn giày thể thao thoải mái và nhẹ. Phần trên nên thoáng khí, ấm áp và không thấm nước. Đế phải có lót đệm. Quần áo nên chọn loại vải thấm mồ hôi và chất liệu mềm mại, thoáng khí, loại quần áo chuyên để thể thao nhanh khô là tốt nhất.
7. Cứ 7 ngày mới nên tắm kỹ
Bạn có thể đang có thói quen tắm thường xuyên, nhưng lời khuyên dành cho bạn là không nên tắm quá kỹ hàng ngày. Trong khoảng 7 ngày bạn lại nên tắm kỹ một lần, thời gian còn lại bạn chỉ nên tắm rửa đơn giản.
Bởi nếu tắm quá nhiều, vô tình sẽ làm mất đi lớp bã nhờn bảo vệ ở bên ngoài da. Lớp này có tác dụng bảo vệ cơ thể vô cùng quan trọng.
Cần lưu ý rằng khi bạn vừa no và nhanh, không nên tắm. Tốt nhất nên chọn khoảng 1 giờ sau bữa ăn. Nhiệt độ của nước tắm nên vào khoảng 40 ° C, và tốt nhất là không quá 20 phút cho mỗi lần tắm.
8. Ngủ đủ 8 tiếng
8 giờ ngủ mỗi ngày có thể giúp bạn phục hồi sức mạnh của cơ thể. Nếu ngủ quá ngắn sẽ không có lợi cho việc khôi phục lại các chức năng trong cơ thể, cả về sức mạnh tinh thần và thể chất, nếu thiếu ngủ quá lâu sẽ khiến não bộ hỗn loạn.
Bạn nên duy trì ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm, 1 giờ ngủ hoặc nghỉ thêm vào buổi trưa, tuyệt đối không thức khuya.
9. Ăn no 9 phần
Mỗi bữa ăn nên duy trì theo nguyên tắc tối đa ăn no 9 phần, còn 1 phần để không gian rỗng trong dạ dày cho các cơ quan nội tạng hoạt động dễ dàng hơn. Không nên giữ thói quen bữa nào cũng ăn no. Nên ăn đủ số lượng cần thiết và thực hiện bữa ăn đúng giờ, ăn nhiều rau củ quả, thực phẩm nguồn gốc thực vật.
Mất cân bằng trong chế độ ăn uống và mất cân bằng cảm xúc đều có thể gây kích thích dạ dày. Tất cả các loại cảm xúc vui buồn, lo lắng, chán nản, sợ hãi hay ngạc nhiên đều có thể tác động mạnh đến sức khỏe của lá lách, gan, dạ dày và các cơ quan cơ thể khác, gây hại đến toàn bộ chức năng vận hành của cơ thể.
10. Nên cười 10 phút mỗi ngày
Mỗi ngày bạn cười 15 phút cũng tốt như việc bạn tập thể dục trong 45 phút.
Sự hình thành của các bệnh trong cơ thể được cho là có liên quan nhiều đến yếu tố cảm xúc. Tức giận và trầm cảm có thể dẫn đến bệnh gan do chức năng gan bị ảnh hưởng và hoạt động kém, dẫn đến ứ đọng và tắc nghẽn, cuối cùng gây ra các bệnh như viêm dạ dày và các bệnh khác.
Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.
Trân trọng cảm ơn quý vị đã dành thời gian ghé thăm kênh Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe.