Cách chữa viêm mũi viêm xoang chỉ 5 phút mỗi ngày bạn sẽ thấy điều kỳ diệu
Chúng ta đều biết rằng bệnh viêm mũi, đặc biệt là viêm xoang, mặc dù không được cho là nguy hiểm, nhưng vô cùng khó chịu, bất tiện, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Có người bị ngắn ngày, nhưng cũng có người kéo dài nhiều ngày, thậm chí dai dẳng, suốt đời phải “sống chung với lũ”.
Để khắc phục tình trạng này, chuyên gia nổi tiếng Đại học Y khoa, Giáo sư Trương Chấn Trung chia sẻ cách điều trị bằng phương pháp Đông y đơn giản, dễ thực hiện, chỉ cần 5 phút/ngày và kiên trì trong 7 ngày là bạn sẽ thấy rõ hiệu quả.
Giáo sư Trung cho biết, viêm mũi và viêm xoang là những bệnh rất phổ biến, gây khó chịu cho nhiều người, và ngày càng có nhiều người bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng cụ thể dễ nhận thấy như nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi và ngứa mũi… từ đó có thể gây rắc rối lớn cho bệnh nhân.
Vì vậy, liệu có cách hiệu quả để phục hồi chức năng hô hấp nhanh chóng cho người viêm mũi và viêm xoang hay không? Câu trả lời là có, ngoài việc dùng thuốc, xoa bóp cũng rất hiệu quả!
Làm thế nào để xoa bóp giúp bệnh nhân bị viêm mũi và viêm xoang khỏi bệnh?
Các bước chuẩn bị cho việc mát xa, day bấm huyệt:
Ngồi thoải mái, thư giãn cơ thể trong khi duy trì nhịp hít thở đều.
Đối với người có bệnh nhẹ, mới bị bệnh, mỗi ngày day bấm huyệt 2 lần vào buổi sáng và tối, kiên trì trong 1 tuần là sẽ có hiệu quả rõ rệt.
Đối với người có bệnh đã lâu, bệnh nặng, mỗi ngày phải bấm tối thiểu 3 lần, sáng, trưa, tối. Liệu trình bấm kéo dài 20 ngày mới có thể nhìn thấy hiệu quả. Nếu bạn kiên trì, chắc chắn sẽ khỏi bệnh.
Kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt:
1. Dùng ngón tay nóng để xoa bóp nhanh vùng sống mũi
Đầu tiên, chắp bàn tay xoa ở mức thật nóng, sau đó dùng 2 ngón giữa kẹp xoa vuốt vào 2 bên sống mũi, tiếp tục dùng ngón tay đó đẩy lên cao đến huyệt thần đình (ngay chính giữa đỉnh trán, thẳng từ sống mũi lên, vùng chân tóc).
Giữ chặt tay tiếp tục kéo xuống phía mũi và 2 cánh mũi, tốc độ nên duy trì nhanh, mỗi nhịp là 1 cái vuốt lên, 1 cái vuốt xuống tính 1 lần, tổng cộng thực hiện 100 lần, làm cho đến khi trong khoang mũi có cảm giác nóng lên thì mới hiệu quả.
2. Rửa mặt khô
Hai bàn tay xoa vào nhau cho đến khi nóng lên, khi tay nóng hẳn thì úp ngay vào mặt và xoa vuốt, bao gồm cả mũi, trán và má. Xoa toàn bộ mặt như vậy.
3. Bấm huyệt nghinh hương
Huyệt nghinh hương thuộc về kinh thủ dương minh đại tràng, có tác dụng phòng ngừa và điều trị các bệnh như cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang, chảy máu cam, đau răng…
Ví trí của huyệt nằm ngay bên cạnh viền ngoài cánh mũi, ngay đường vòng của má và mũi, có 1 điểm trũng xuống.
Khi bấm nhấn huyệt nghinh hương có cảm giác hơi đau sưng nhẹ một chút, vì vậy chỉ nên bấm khoảng 1-2 phút là dừng lại. Ngay sau khi bấm xong, tình trạng nghẹt mũi, tắc mũi có sự cải thiện đáng kể.
4. Bấm huyệt nghinh hương trên
Điểm trên của huyệt nghinh hương (nghinh hương thượng) nằm phía giữa mặt nơi rãnh mũi chạm sát vào sống mũi, gần cuối trên của nếp gấp mũi và má. Sử dụng ngón tay giữa để nhấn huyệt này trong 2-3 phút, kiên trì nhấn đều đặn hàng ngày sẽ mang lại tác dụng điều trị viêm mũi, viêm xoang đặc biệt hiệu quả.
5. Huyệt ấn đường
Huyệt ấn đường thuộc kinh đốc mạch (một trong tám kỳ kinh bát mạch).
Nằm giữa điểm kết nối với đường giữa hai lông mày, ấn đường là điểm trung gian của mặt và trán, là 3 điểm kinh mạch quan trọng nhất của cơ thể.
Kỹ thuật xoa bóp:
Ngón tay giữa của tay phải duỗi thẳng ra, những ngón còn lại gập cong, để lòng ngón tay chính giữa huyệt và day bấm với một lực tương đối. Mỗi ngày day bấm 2 lần vào sáng và tối, mỗi lần khoảng 2-3 phút.
Có thể dùng ngón trỏ của tay phải, sau khi day bấm có thể dùng 2 ngón tay túm vào vùng da và kéo lên, mỗi ngày có thể kéo 2 lần vào sáng và tối, mỗi lần từ 50-100 cái.
Khi day bấm huyệt ấn đường có hiệu quả trong việc làm giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi, viêm mũi, bệnh về mũi… đồng thời có thể nâng cao khả năng tăng sinh của các tế bào biểu mô mũi, có thể kích thích các tế bào khứu giác, mang lại tác dụng ngăn ngừa cảm lạnh và các bệnh về đường hô hấp.
6. Bấm huyệt phong trì
Cách bấm huyệt: Dùng 2 bàn tay ôm quanh vành tai, 10 ngón tay duỗi tự nhiên để ôm vào đầu, ngón cái chạm vào cổ nơi vùng lõm ở chân tóc, vị trí của huyệt phong trì và tiến hành day bấm.
Kỹ thuật xoa bóp: Dùng ngón trỏ của cả 2 tay bấm vào 2 huyệt, bấm nhả liên tục và đều tay, có thể dùng ngón cái để thay thế, tăng cường tốc độ và sức mạnh, đồng thời xoa bóp vùng đầu, để có thể tiện thể thực hiện một công đôi việc, đồng thời giữ cho đầu cố định để không bị chóng mặt.
Ngoài ra, bạn có thể dùng dụng cụ mát xa thay thế cho các ngón tay, gõ nhẹ lên huyệt trong khoảng 3-5 phút là được.
Huyệt phong trì tiện lợi nên bạn có thể bấm theo cách nào thuận lợi nhất, việc bấm thường xuyên có thể giúp giảm ngạt mũi, kích thích khả năng đề kháng của mũi và hệ hô hấp.
7. Huyệt hợp cốc
Huyệt hợp cốc còn được gọi là huyệt hổ khẩu, là điểm lõm nằm giữa ngón trỏ và ngón cái, nơi góc tam giác của xương 2 ngón tay giao nhau (xem hình ảnh để xác định đúng vị trí).
Cách day bấm huyệt:
Dùng ngón cái của tay này bấm huyệt ở tay kia, dùng lực day bấm đủ mạnh để cảm thấy hơi đau một chút thì mới đạt được hiệu quả của việc day bấm huyệt.
Huyệt hợp cốc sẽ có tác động kích thích lên toàn thân một cách mạnh mẽ, có tác dụng giảm huyết áp, giúp trấn tĩnh các giây thần kinh.
Mỗi ngày nên bấm huyệt hợp cốc khoảng 1-3 phút, sẽ tốt cho sức khỏe của lá lách và dạ dày, đối với những người có các bệnh như đau dầu, ù tai hoặc điếc nhẹ, mờ mắt, mất ngủ, thần kinh suy nhược có thể cải thiện tình hình rất tốt.
Tuy nhiên, huyệt này có tác động mạnh lên toàn cơ thể, những người thể trạng yếu hoặc bệnh nhân đang trong thời gian mệt mỏi thì không nên bấm vì tính kích thích của huyệt khá cao. Phụ nữ có thai cũng không nên bấm huyệt này.
Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.
Trân trọng cảm ơn quý vị đã dành thời gian ghé thăm kênh Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏ