6 LOẠI BỆNH DẪN TỚI TRIỆU CHỨNG TÊ TAY TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC XEM THƯỜNG
Trong cuộc sống thường ngày nếu như xuất hiện triệu chứng tê tay thì có khả năng đây là dấu hiệu báo trước của một số loại bệnh, ví dụ như: tắc mạch máu hoặc là thoát vị đĩa đệm thắt lưng, trúng gió,…
Sau đây là một số loại bệnh có liên quan đến tê tay và cách phòng ngừa hiệu quả nhất.
1. Mạch máu không thông
Có rất nhiều người duy trì cơ thể ở một tư thế cố định trong một khoảng thời gian dài, ép lên các mạch máu trong cơ thể khiến cho việc tuần hoàn máu gặp trở ngại, từ đó gây nên hiện tượng tê tay. Chứng bệnh này thực chất không hề nghiêm trọng, bạn chỉ cần tiến hành vận động một cách nhanh chóng là có thể làm thuyên giảm triệu chứng này do đó mọi người không cần phải lo lắng.
2. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Theo sự tăng lên của tuổi tác, chức năng của một số cơ quan trong cơ thể sẽ bị thoái hóa. Nếu như cột sống cũng rơi vào tình trạng này thì sẽ khiến cơ thể xuất hiện các hiện tượng như đột nhiên tăng sản các khớp hoặc là béo phì. Một khi những sự tăng sản này gây sức ép lên các gốc thần kinh ở cổ, dấu hiệu đau cột sống sẽ ngày càng rõ rệt hơn, đồng thời có thể kèm theo hiện tượng tê ngón tay, đau sưng phần thắt lưng, hai tay đau châm chích,…
3. Trúng gió
Những người bị trúng gió thường xuất hiện các triệu chứng tê tay, run tay, đặc biệt là khi phát tác thì loại triệu chứng này càng rõ rệt hơn.
Ngoài ra, những người bị trúng gió sẽ xuất hiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, chân tay tê mỏi. Nghiêm trọng hơn, nếu như trúng gió đi kèm theo các thay đổi thất thường của lượng đường trong máu hoặc là huyết áp thì cần phải ngay lập tức đến bệnh viện kiểm tra để nắm được tình trạng sức khỏe của mình.
4. Tắc mạch máu
Nếu như cơ thể bạn xuất hiện tình trạng tắc mạch máu thì sẽ dễ dẫn đến sự tuần hoàn của hệ thống máu trở nên bất thường, khiến cho phần tay của bạn không được cung cấp đủ máu, gây nên chứng tê tay. Đặc biệt là vào mùa đông lạnh giá, tốc dộ di chuyển của máu càng chậm hơn nên triệu chứng tê tay sẽ càng rõ rệt hơn.
5. Hội chứng mãn kinh
Khi nữ giới bước vào giai đoạn mãn kinh thì thường sẽ xuất hiện triệu chứng tê tay. Nguyên nhân chủ yếu là do tuổi càng cao thì các chức năng trong cơ thể cũng theo đó mà thoái hóa, có những bộ phận xuất hiện tình trạng vận động bất tiện càng rõ rệt hơn. Đối mặt với chứng bệnh này, bạn có thể đến bệnh viện để tiến hành các kiểm tra về xương, từ đó nhận biết được xương của bạn có hiện tượng xốp không.
6. Tê tay có thể là tín hiệu thông báo bạn đã bị mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Những người bị mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường sẽ xuất hiện các biểu hiện như mất sức ở tay, chân tay tê mỏi, đau xương, chóng mặt buồn nôn,…Có những lúc sẽ có hiện tượng thị giác mơ hồ, cử động gặp trở ngại,…
Khi đối mặt với các triệu chứng trên, các bạn có thể đến bệnh viện để kiểm tra xem đốt sống cổ của mình có dấu hiệu bất thường không, sau đó mới sử dụng đến các biện pháp chữa trị hợp lý. Thông thường, bạn có thể thông qua các loại thuốc đông, tây y kết hợp, thúc đẩy việc nạp máu của các gốc thần kinh và các tổ chức xung quanh , làm giảm cơn đau cột sống.
Trên đây các loại bệnh có liên quan đến chứng tê tay, hi vọng trong cuộc sống hàng ngày mọi người chú ý hơn về các dấu hiệu trên. Một khi phát hiện tay mình bị tê thì có thể ngay lập tức đến bệnh viện để kiểm tra, xem là mình mắc loại bệnh nào trong các loại bệnh trên, sau đó mới tiến hành điều trị.
Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.
Trân trọng cảm ơn quý vị đã dành thời gian ghé thăm kênh Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe.