7 Thay đổi kỳ diệu trên cơ thể nhờ duy trì thói quen đi bộ thường xuyên
Theo dữ liệu nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Hoa Kỳ, có một sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mắc bệnh tim, huyết áp cao, béo phì và các bệnh khác giữa những người tập thể dục và những người không tập thể dục. Thật bất ngờ, nhiều người còn không thể tin rằng tập thể dục bằng hình thức đi bộ thường xuyên lại mang lại những tác dụng kỳ diệu đến thế.
Điểm quan trọng nhất – sự khác biệt về tuổi thọ
Người thường xuyên vận động sẽ có tuổi thọ trung bình cao hơn 11 năm tuổi so với những người thiếu vận động. Nếu không tập thể dục, nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, gan nhiễm mỡ và các bệnh khác sẽ tăng lên.
Đi bộ là một cách tốt để loại bỏ việc bạn sẽ phải tiêm và uống thuốc trong tương lai. Khi bạn đi bộ nhiều hơn, sức khỏe của bạn tốt hơn, bệnh của cơ thể bạn giảm và bạn có thể sẽ uống ít thuốc hơn.
So sánh sự khác biệt giữa người đi bộ và người không đi bộ thường xuyên sau 10 năm, kết quả có thể sẽ khiến bạn xem lại bản thân mình. Hãy nhấc gót lên và đi bộ càng sớm càng tốt.
Ngay từ hàng ngàn năm trước, hình thức đi bộ để rèn luyện thể chất đã được các bác sĩ y học Trung Quốc cổ đại gọi là “tổ tiên của hàng trăm môn thể dục vận động” và được ca ngợi là liều thuốc tốt nhất cho con người. Đây không phải là một tuyên bố sai lầm hay sự cường điệu so với thực tế.
Có nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng nếu bạn kiên trì thực hiện kế hoạch đi bộ thường xuyên có thể cải thiện sức khỏe của nhiều bộ phận trên cơ thể.
1. Tâm trí
Đi bộ vừa phải có thể khuyến khích não tiết ra chất endorphin, một chất gọi là “hoóc môn hạnh phúc” giữ cho sóng não luôn hoạt động hiệu quả, tạo ra một làn sóng về cảm xúc và sự vận hành thuận lợi nhất của cơ thể, giữ cho nhịp điệu của cơ thể trở nên hài hòa, thư giãn, ổn định.
2. Trái tim
Nhiều người băn khoăn tự hỏi, liệu có phải đi bộ sẽ làm tăng gánh nặng cho trái tim? Không, đi bộ sẽ làm giảm huyết áp, giảm lượng mỡ trong các động mạch đang bị chặn hiện đang mỗi ngày một dày lên, giảm số lần mạch đập trong khi nghỉ ngơi và thúc đẩy sự phát triển của các mạch máu của tim.
3. Đường tiêu hóa
Đi bộ thường xuyên không chỉ giúp cơ bắp dẻo dai mà còn giúp vận động đường tiêu hóa, nhu động ruột hoạt động ổn định, trơn tru và thúc đẩy tiêu hóa, hấp thụ thức ăn tốt hơn, hiệu quả cao hơn.
4. Phổi
Đi bộ thường xuyên có thể giúp tăng dung tích phổi, tăng sức mạnh của cơ hoành, làm giảm các triệu chứng khí phế thũng mãn tính và viêm phế quản, giảm ham muốn hút thuốc ở những người đang duy trì thói quen hút thuốc.
5. Vùng lưng
Trong khi đi bộ thường xuyên, áp lực lên đĩa đệm sẽ tương tự như khi đứng. Nó không dễ bị gây ra chấn thương hoặc tổn hại đến xương sống so với các môn thể thao khác, và nó cũng tăng cường cơ lưng để tăng cường sức mạnh cột sống, ổn định sức khỏe toàn bộ vùng lưng.
6. Bộ xương
Đi bộ sẽ mang lại tác dụng tương đương với việc tập luyện tạo sức mạnh và khả năng đảm nhiệm sức đỡ cân nặng của cơ thể trên hệ xương, giúp thúc đẩy sự hấp thụ canxi của cơ thể và chống lại bệnh loãng xương hiệu quả.
7. Chân
2/3 cơ bắp của cơ thể tập trung ở phần dưới cơ thể. Chúng ta có thể đi lại hay chuyển động phụ thuộc rất lớn vào sức khỏe của cơ bắp đùi và bắp chân.
Một khi các cơ này co lại, mọi người không thể duy trì tư thế đúng và dễ dẫn đến mệt mỏi, đau đầu gối, đau thắt lưng và các triệu chứng khác. Tập thể dục cho đôi chân của bạn là cách tốt nhất để ngăn chặn sự suy giảm thể chất.
Đây chỉ là sự tổng hợp 8 thay đổi “thần kỳ” đối với cơ thể khi bạn đi bộ, có thể sẽ có rất nhiều tác dụng khác chưa đề cập ở bài viết này. Hãy nhớ rằng, đi bộ có thể thay đổi cuộc sống của bạn.
Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.
Trân trọng cảm ơn quý vị đã dành thời gian ghé thăm kênh Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏ