6 LOẠI THỰC UỐNG LÀM TAN SỎI THẬN SỎI TIẾT NIỆU HÀNG NGÀY LẠI CÒN MÁT NGƯỜI04:54

6 LOẠI THỰC UỐNG LÀM TAN SỎI THẬN SỎI TIẾT NIỆU HÀNG NGÀY LẠI CÒN MÁT NGƯỜI

Sỏi thận là một khối rắn bao gồm một tập hợp các hạt tinh thể nhỏ. Có thể có một hay nhiều sỏi xuất hiện cùng lúc trong thận hay trong niệu quản. Sỏi thận có thể hình thành khi nước tiểu của bạn trở nên quá cô đặc với các chất nhất định nào đó. Những chất này có thể tạo ra các tinh thể nhỏ và trở thành sỏi thận. Sỏi thận có thể không tạo ra các triệu chứng cho tới khi chúng di chuyển xuống niệu quản, gây đau. Cơn đau thường là nặng và thường bắt đầu ở vùng sườn, sau đó di chuyển xuống háng. Sỏi thận là một bệnh lí phổ biến.
Một số loại của sỏi thận có xu hướng hoạt động trong các gia đình. Một số loại có thể liên quan tới bệnh đường ruột, các khiếm khiếm khuyết của ông thận.
Đối với những bệnh nhân đang ở tình trạng nhẹ, nên áp dụng điều trị nội khoa như uống nước nhiều hoặc có thể uống thuốc giãn cơ để niệu quản không co thắt, đồng thời uống thuốc lợi tiểu để sỏi được đào thải ra ngoài.
Tuy nhiên, nếu việc uống thêm nước không khắc phục được tình trạng này thì có thể xem xét sử dụng một số loại thảo dược dưới đây để tăng cường sức khỏe cho thận của bạn.
1. Cây bồ công anh
Loại thảo mộc có vị đắng này có tác dụng lợi tiểu đáng kinh ngạc, giúp cơ thể có thể loại bỏ chất thải hiệu quả hơn. Ngoài ra, bồ công anh cũng rất hữu ích trong việc làm dịu đường tiết niệu và đối phó với bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
2. Râu ngô
Đây không chỉ là một loại thảo dược có tác dụng lợi tiểu, làm sạch thận mà còn là một chất khử trùng mạnh đường tiết niệu. Râu ngô hỗ trợ thải chất độc qua thận và bàng quang, đồng thời có tác dụng giảm viêm.
3. Kim tiền thảo
Hợp chất saponin triterpenic có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi canci-oxalat ở thận; chất polysaccharid ức chế sự tăng trưởng của sỏi. Thêm vào đó, kim tiền thảo còn có tác dụng lợi tiểu, pha loãng nước tiểu, ngăn ngừa sự gia tăng kích thước của viên sỏi.
4. Bông mã đề
Có tác dụng chữa các bệnh về sỏi, đặc biệt là sỏi bàng quang, sỏi đường tiết niệu và sỏi thận. Nó có tác dụng bào mòn viên sỏi, khiến sỏi nhỏ dần, sau đó trôi dần theo đường tiểu mà ra ngoài.
5. Nghệ
Với các hợp chất chống viêm và chống oxy hóa cao, nghệ có thể giúp giảm viêm và nhiễm trùng thận. Nên thêm bột nghệ vào các món ăn để bổ sung các chất dinh dưỡng.
6. Atiso
Atiso có chứa các chất chống oxy hóa, hỗ trợ giải độc bằng cách tăng cường chức năng của thận và gan. Đầu hoa atiso, hoặc lá atiso có trong thành phần các loại thảo dược có chứa năng bảo vệ gan và thận.
Trong những năm gần đây, bệnh sỏi thận không còn xa lạ gì với người Việt chúng ta bởi vì mỗi năm, tỷ lệ người mắc bệnh sỏi thận ngày một tăng lên. Sỏi được hình thành khi xuất hiện sự lắng đọng, tích tụ của một số thành phần như acid uric, canxi có trong nước tiểu. Khi sỏi còn ở kích thước nhỏ, những viên sỏi sẽ được đào thải ra ngoài qua con đường tiểu.
Tuy nhiên khi chúng phát triển to lên, chúng sẽ khiến niệu đạo bị căng và tìm cách di chuyển xuống bàng quang. Và hậu quả của việc tiểu buốt và đau lưng chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh sỏi thận bởi vị trí của thận nằm gần xương cột sống cuối và vùng chậu cho nên khi diễn ra tình trạng đau quặn thắt do sỏi, thì vùng lưng sẽ chịu ảnh hưởng ít nhiều.
Theo bác sĩ cho biết chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn đến thận và chức năng lọc các độc tố, chất thải. Thế nên những loại thức uống trên sẽ có tác dụng rất tốt trong việc phòng và điều trị bệnh sỏi thận.

Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.

Trân trọng cảm ơn quý vị đã dành thời gian ghé thăm kênh Kiến Thức Khoa Học Về Sức Khỏe.

Enjoyed this video?
"No Thanks. Please Close This Box!"