5 Dấu hiệu của bệnh trầm cảm không ít người mắc phải mà không hay03:46

5 Dấu hiệu của bệnh trầm cảm không ít người mắc phải mà không hay

Buồn, tuyệt vọng là dấu hiệu rõ ràng nhất trong chứng trầm cảm nhưng phần lớn không hiểu được rằng họ đang trải qua những giai đoạn nặng nề nhất của rối loạn tâm lý này.
Điều quan trọng cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nếu muộn có thể đưa đến những hậu quả nặng nề, khó khăn hơn trong cách giải quyết và điều trị bệnh. Một số người vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về các dấu hiệu của căn bệnh này. Sau đây là 5 dấu hiệu không được bỏ qua.
Thay đổi đột ngột về cân nặng
Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất đó là sự thay đổi đột ngột về cân nặng cơ thể. Nếu giảm hay tăng trên 5% trọng lượng cơ thể trong vòng 1 tháng thì đó có thể là dấu hiệu báo rằng cơ thể có những điều gì không ổn.
Trong trường hợp này, không phải do chế độ ăn uống kiêng khem hay chế độ luyện tập thể thao mà do giảm cảm giác thèm ăn và vì vậy gây thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cơ thể. Rõ rằng rằng đây là dấu hiệu cần lưu tâm vì sẽ đưa đến những giai đoạn thiếu máu nặng, mệt mỏi và giảm sự tập trung… Mặt khác có thể làm tăng trọng lượng, trong trường hợp này do trầm cảm làm tăng cảm giác thèm ăn (ăn vô độ).
Rối loạn giấc ngủ
Đây là một trong những yếu tố gây sự quan tâm nhất nếu rối loạn kéo dài. Thường đơn giản để nhận biết, tuy nhiên có thể có nhiều lý do gây mất ngủ mà không liên quan gì đến bệnh trầm cảm, ví dụ dùng các thiết bị điện tử (điện thoại, laptop…) trước khi đi ngủ, ăn quá no vào buổi tối hoặc các yếu tố stress…có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Trong trường hợp này cần phát hiện sớm và thăm khám bác sĩ vì nếu không sẽ lạm dụng các thuốc ngủ hoặc rượu và như vậy làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Dễ kích thích, cáu gắt
Có những thay đổi về tâm trạng như lo lắng, nổi buồn vô cớ… và đã ảnh hưởng thêm tình trạng của bệnh. Có thể đây là những hệ quả của trình trạng mất ngủ, thiếu chất dinh dưỡng vì do ăn uống kém.
Trong những trường hợp này nên tránh những tức giận, những kích thích và nếu có thể được nên để được yên tĩnh, cách ly để hạn chế tối đa những “xung đột” có thể xảy ra. Một rủi ro nhỏ cũng có thể làm bùng phát cơn giận dữ, cáu kỉnh…
Cảm giác tội lỗi
Ở những người bị trầm cảm thường có cảm giác tội lỗi, chính điều này khiến họ dễ rơi vào những cảm xúc tiêu cực. Cảm giác tội lỗi lại càng tăng lên khi họ có những cãi vả với người thân trong gia đình…
Đau và cảm giác khó chịu
Cách đây vài thập kỷ khi các chuyên gia về sức khỏe tâm thần đã chưa xem xét liên quan những rối loạn cảm xúc với các cơn đau về thể xác. Các dấu hiệu như tăng nhạy cảm ở da, đau các cơ, cứng khớp hoặc rối loạn tiêu hóa… Tuy nhiên những triệu chứng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau vì vậy cần biết do nguyên nhân trầm cảm, do stress hay do các rối loạn tâm lý khác…
Trầm cảm là một bệnh có những rối loạn nghiêm trọng không chỉ biểu hiện qua nỗi buồn, “nước mắt” hay những dấu hiệu rõ ràng khác vì vậy cần phát hiện, thăm khám bác sĩ chuyên khoa để điều trị sớm, giúp bệnh nhân chóng bình phục và hòa nhập cuộc sống.

Hãy bấm nút Đăng ký (subscribe) để luôn được cập nhật những thông tin kiến thức khoa học về sức khỏe mới nhất. Và đừng quên Like, share video cho gia đình, bạn bè và người thân.

BAN QUẢN TRỊ

KIENTHUCKHOAHOCVESUCKHOE.COM

Enjoyed this video?
"No Thanks. Please Close This Box!"