10 ĐIỀU MÀ TẾ BÀO UNG THƯ MUỐN NHẮN NHỦ TỚI BẠN BIẾT SỚM CÒN KỊP.
10 sự thật dưới đây là những điều nhầm lẫn thường gặp trong quan niệm về ung thư của chúng ta. Mỗi người cần tìm hiểu để phòng bệnh hiệu quả.
1. Đường
Những loại thực phẩm có hàm lượng đường quá cao được liệt vào danh sách những tác nhân liên quan tới căn bệnh “tử thần” này. Các nhà khoa học Thụy Điển đã tiến hành nghiên cứu trong vòng hơn 9 năm với khoảng 80.000 đối tượng nữ. Kết quả cho thấy, chế độ ăn uống hấp thu quá nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú đối với nữ giới. Nguyên nhân là bởi thói quen ăn ngọt sẽ khiến cơ thể hấp thu quá nhiều insulin – một trong những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ mắc ung thư, trong đó có ung thư vú và ung thư tuyến tụy.
Kiến nghị: Ngay từ bây giờ, bạn hãy xây dựng thói quen đọc thông tin thực phẩm in trên bao bì và chú ý lựa chọn những món ít đường hoặc không đường. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm như tương cà, đồ đông lạnh, thịt bò khô…
2. Rau củ
Vào tháng 2/2017, kết quả nghiên cứu được công bố từ một hạng mục tại trường Cao đẳng Hoàng gia London đã cho thấy: Những người ăn 200gr rau quả mỗi ngày sẽ giảm 13% nguy cơ mắc bệnh tim, giảm 15% nguy cơ chết trẻ so với nhóm đối tượng ăn ít rau củ. Tương tự như vậy, đối với những người ăn 800gr rau củ mỗi ngày, nguy cơ mắc bệnh tim giảm tới 28%, nguy cơ chết yểu cũng giảm tới 31%.
Điều này đã chỉ ra rằng, rau củ là một trong những “thần dược” hỗ trợ cơ thể chống lại bách bệnh, mà ung thư cũng nằm trong số đó.
3. Ăn quá nóng
Một hạng mục nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã cho thấy, thói quen ăn hoặc uống đồ quá nóng (nhiệt độ từ 65 độ C trở lên) có khả năng gây ung thư thực quản.
Trong khi đó, không ít người vẫn thường quan niệm “ăn nóng mới ngon”. Tuy nhiên, đồ ăn hay thức uống quá nóng dễ làm tổn thương niêm mạc thực quản. Nếu thói quen ăn nóng, uống nóng được duy trì trong thời gian dài, vết thương tổn của niêm mạc sẽ trở thành mạn tính, gây ra chứng viêm mạn tính và làm tăng khả năng mắc ung thư thực quản.
Kiến nghị: Tuyệt đối không nên ăn khi thực phẩm còn quá nóng. Trước khi ăn, bạn nên dùng xúc giác để cảm nhận xem nhiệt độ của thực phẩm đã vừa tầm hay chưa. Không chỉ vậy, bạn cũng nên loại bỏ thói quen uống trà hoặc cà phê ngay khi mới pha để tránh nhiệt độ cao của thức uống làm tổn thương thực quản.
4. Muối
Chế độ ăn uống quá mặn sẽ làm tổn tương niêm mạc dạ dày, lâu ngày còn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Kiến nghị: Hãy duy trì một chế độ ăn uống không quá mặn, cũng không quá nhạt.
Lượng muối cơ thể hấp thu mỗi ngày không nên vượt quá 6g. Những loại gia vị mặn như xì dầu, nước mắm cũng nên hạn chế. Người có thói quen ăn mặn nên tăng cường ăn nhiều loại trái cây chứa vitamin C để hạn chế sự hình thành của các chất gây ung thư như hợp chất N-nitroso.
5. Đồ muối ướp, hun khói
Những loại thực phẩm được chế biến bằng cách muối ướp như dưa muối, thịt khô, lạp xưởng… thường chứa nhiều nitrat. Khi tiến vào dạ dày, nitrat sẽ chuyển hóa thành nitrite, kết hợp với amin và tạo thành notrosamine. Chất gây ung thư cực mạnh này sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, ung thư ruột và ung thư tuyến tụy. Cùng với đó, những loại thực phẩm hun khói cũng có mức độ nguy hiểm không kém. Bởi trong quá trình hun, nướng, thực phẩm sẽ sản sinh ra một lượng lớn các chất như polycyclic aromatic hydrocarbons. Trong đó có chứa Acrylamide gây ung thư rất cao.
Kiến nghị: Dù lựa chọn một bữa ăn tại nhà hay ngoài hàng quán, bạn cũng nên ăn những thực phẩm tươi mới, được chế biến theo các phương pháp lành mạnh, hạn chế ăn đồ chế biến sẵn hoặc món muối ướp, hun khói.
6. Thuốc lá và rượu bia
Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, hô hấp và cả ung thư. Nhưng ít ai biết rằng, không chỉ khói thuốc lá độc hại mà ngay cả khói dầu mỡ cũng nguy hiểm không kém. Những người thường xuyên chế biến thực phẩm bằng phương pháp dùng nhiệt độ cao như chiên, xào, rán… dễ dàng hít phải khói dầu mỡ có chứa các chất gây ung thư, làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Bên cạnh đó, thói quen uống quá nhiều đồ uống chứa cồn có liên hệ mật thiết với nguyên nhân gây ung thư gan.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người thường xuyên uống bia rượu hoặc các đồ uống chứa cồn khác có tỉ lệ mắc ung thư gan và ung thư ruột già cao hơn so với nhóm người không có thói quen này.
Kiến nghị:
Bỏ thuốc lá là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe của bạn, đồng thời còn giúp bảo vệ những người xung quanh khỏi khói thuốc. Chỉ riêng việc hít phải khói thuốc lá cũng đã khiến cơ thể tăng 20-30% nguy cơ mắc ung thư phổi. Cùng với đó, bạn nên thay thói quen nấu nướng dùng nhiệt độ cao bằng các phương pháp chế biến lành mạnh hơn (luộc, hấp…). Trong quá trình chế biến các món chiên, xào, rán, bạn không nên để mức nhiệt quá cao, luôn chú ý kiểm soát độ lớn của lửa và căn chỉnh thời gian thích hợp.
Để giảm bớt tác hại của những phương pháp nấu ăn dùng nhiệt độ cao, bạn hãy luôn bật máy hút mùi khi nấu nướng. Đối với những người có thói quen uống rượu, bia, đừng quên rằng lượng cồn tối đa có thể hấp thụ vào cơ thể mỗi ngày ở nam giới là không quá 25g. Con số này đối với nữ giới là không quá 15g.
7. Thức đêm
Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ đã khảo sát và phát hiện, phụ nữ ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi ngày có tỉ lệ mắc ung thư vú lên tới 47%. Nguyên nhân là bởi trong khi ngủ, cơ thể sẽ sản sinh ra chất melatonin làm chậm lại sự sản sinh estrogen, từ đó giúp ngăn ngừa ung thư vú. Ngoài ra, những người thường có thói quen thức đêm sẽ khiến cơ thể uể oải, hệ miễn dịch suy giảm và tạo điều kiện cho các tế bào ung thư sản sinh, phát triển nhanh chóng.
Kiến nghị: Dù bận rộn tới đâu, bạn cũng nên thiết lập chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học, hạn chế tối đa việc thức đêm. Người trưởng thành cần ngủ ít nhất từ 6-8 tiếng mỗi ngày để cơ thể có thời gian phục hồi và kháng bệnh.
8. Đi bộ
Viện Y học Công cộng Đại học Harvard đã tiến hành nghiên cứu trong thời gian dài trên 70.000 người và phát hiện, mỗi ngày đi bộ 1 tiếng đồng hồ có thể làm giảm tới 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng. Công trình nghiên cứu được hợp tác bởi Đại học Washington và Đại học Queensland cũng chỉ ra rằng, những người đi bộ từ 2,5 – 5 tiếng/ tuần có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn 14% và nguy cơ mắc ung thư ruột già thấp hơn 21% so với nhóm đối tượng không có thói quen này.
Kiến nghị: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cường vận động sẽ giúp bạn hạn chế lượng mỡ thừa trong cơ thể. Hằng ngày, bạn nên duy trì thói quen đi bộ hoặc đạp xe ít nhất nửa tiếng đồng hồ. Những loại hình vận động như bơi lội, chống đẩy cũng mang lại công năng kháng bệnh tương tự.
Sau bữa tối, bạn nên dành thời gian ra ngoài đi bộ cơ thể thư thái, tránh nằm hoặc ngồi ngay khi vừa ăn xong. Nếu quỹ thời gian quá hạn hẹp, bạn có thể tích hợp các loại hình vận động vào đời sống hằng ngày như: Đi thang bộ thay vì thang máy, tản bộ sau bữa trưa, đạp xe tới chỗ làm…
9. Tâm tình
Những cảm xúc tiêu cực trong cơ thể sẽ làm ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh và tạo điều kiện phát triển cho các tế bào ung thư. Trên thực tế, có một loại tính cách được biết tới với tên gọi “tính cách ung thư”. Những người này thường xuyên khó chịu, bực bội, ngày ngày đắm chìm trong những cảm xúc tiêu cực như lo sợ, uất ức… Nhóm các cảm xúc này sẽ gây ra nhiều vấn đề liên quan tới chế độ ăn uống và chất lượng giấc ngủ. Tâm tình không tốt nếu kéo dài còn làm rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể và tăng khả năng mắc ung thư. Một nghiên cứu được tiến hành trên 8000 người bệnh mắc ung thư tại Mỹ đã cho thấy, phần lớn các biểu hiện lâm sàng của người mang khối u ác tính là: cảm thấy cô đơn, thất vọng, suy sụp tinh thần nghiêm trọng, mệt mỏi với áp lực tinh thần…
Kiến nghị: Thay vì đè nén tinh thần trong những cảm xúc tiêu cực, bạn nên tìm cách giải tỏa cảm xúc dưới hình thức như viết nhật ký, tìm người tâm sự, làm việc mình yêu thích.
Không nên ép bản thân làm việc mình không thích để khiến người khác vừa lòng. Thay vào đó, hãy học cách đối xử tốt với chính mình. Để duy trì những cảm xúc tích cực, bạn nên tăng cường tham gia các hoạt động xã hội, thể hiện bản thân nhiều hơn để tăng thêm sự tự tin và mở rộng các mối quan hệ.
10. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Theo sự gia tăng của tuổi tác, tỉ lệ xuất hiện những khối u ác tính bên trong cơ thể của chúng ta cũng ngày càng tăng. Vì vậy, bạn nên tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ để nắm rõ tình trạng cơ thể mình. Thường xuyên đi khám tổng thể còn có thể giúp bạn phát hiện sớm tế bào ung thư và có cách điều trị thích hợp để chiến thắng bệnh tật.
Kiến nghị: Những người thường xuyên hút thuốc, uống rượu, mắc bệnh mạn tính hoặc có người thân trong gia đình từng mắc ung thư đều nằm trong nhóm người có tỷ lệ mắc bệnh cao, nên duy trì kiểm tra sức khỏe định kỳ và nên đi khám nếu thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường.
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn quý cô bác và anh chị đã dành thời gian quý báu theo dõi và ủng hộ kênh
BAN QUẢN TRỊ